Không thể yêu nước trong sự vô minh [1].
Nguyễn Xuân Xanh, báo tuổi trẻ CN 25-3-2012, tr.1.
Vô minh tiếng Phạn là Avidyà và tiếng Pa-li là Avijja, nghĩa từ chương là « thiếu hiểu biết », « thiếu khoa học ».
“Vô Minh” không phải là không hiểu, mà là hiểu sai, hiểu không đúng. Vô Minh là thấy biết các pháp không đúng như thật. Thí dụ thấy thân nầy lầm chấp cho là ngã, là của mình, hoặc cho tâm là linh hồn, cho ý thức thanh tịnh là Phật tánh; đó là Vô Minh. Thân nầy do duyên hợp mà thành, lầm chấp cho thân nầy là thường, lạc, ngã, tịnh; đó là Vô minh [2]
Khái niệm về Vô Minh hay U-Mê là một khái niệm quan trọng trong những lời giảng huấn của Phật. Phật giảng rằng Vô Minh là một trong ba thứ nọc độc (tam độc) gồm có Tham Lam, Hận Thù và Si mê (Tham, Sân, Si). Vô minh tức là si mê, u tối, là sự hiểu biết sai lạc thực thể của những hiện tượng xảy ra chung quanh ta và trong tâm thức ta. Lầm lẫn do hiểu biết sẽ đưa đến lầm lẫn trong hành động và những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức [3].
Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ. Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ [4].
Nguyễn Xuân Xanh viết rằng: Đến năm 1615, tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định được gần 300 bang, thiết lập nền thể chế chính trị gần như liên bang, đã truyền lệnh cho tất cả đại danh tướng đứng đầu các bang (大名, daimyō), và cho võ sĩ (samurai) rằng “Bun tay trái, Bu tay phải’ [Bun là văn, sự học, cây bút, còn bu là nghệ thuật chiến tranh]. Đất nước ta, năm 1975, sau khi thống nhất đất nước thì samurai làm viện trưởng ĐHCT, còn 大名, daimyō thì đi cải tạo và chết trong trại cải tạo Hà Nam Ninh ngày 10/11/1986 [5].
Tltk
1. Nguyễn Xuân Xanh, báo tuổi trẻ CN 25-3-2012, tr.1.
2..http://metintrongphatgiao.blogspot.com/2011/02/minh-va-vo-minh.html
3. http://www.quangduc.com/coban-2/260vominh.html
4. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_minh
5. http://ptgct.com/cantho/nguyenduyxuan.htm
Đề thi tuyển sinh của trường Đại học Bôn ba, môn văn 2012 (22/03/2012) Vì sao Trung Quốc vượt trội về thành tích học tập? (15/10/2011) Khám phá thiên tài trong bạn (31/01/2011) EBL hay PBL ? (27/01/2011) “Đầu vào” y khoa (03/11/2010) Minh Triết về giáo dục (04/11/2010) Làm giáo sư ở tuổi teen (03/11/2010) NỀN VĂN MINH PHỔ CẬP (02/11/2010) TIẾNG NGƯỜI (02/11/2010)