Một số vị trí được đề cử (theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc cao bên trái): Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner, Đại sứ tại LHQ Susan Rice, Bộ trưởng An ninh nội địa Janet Napolitano và Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder - Ảnh: Reuters
Từ “mưu cầu hạnh phúc” đã được Bác Hồ trích lại cho bản tuyên ngôn độc lập của ta ngày 2/9.
Và bây giờ, nhìn nước Mỹ của Obama cùng tân nội các của ông, hãy ngược dòng thời gian về ngày khai sinh ra từ “mưu cầu hạnh phúc”.
• Hilda Solis, 51 tuổi, sẽ là bộ trưởng lao động: Đây là một vị trí cực kỳ quan trọng trong kế hoạch cải tổ kinh tế và các chính sách lao động của ông Obama. “Trong vòng tám năm qua, Bộ Lao động đã không làm tròn vai trò của vị luật sư cho các gia đình cần cù cũng như người trọng tài công minh trong mối quan hệ giữa lao động và quản lý. Điều này sẽ thay đổi khi bà Hilda Solis làm Bộ trưởng Lao động”.
• Còn ghế Bộ trưởng Giao thông được trao cho ông Ray LaHood, một nghị sĩ Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ.
• Ron Kirk, người từng là thị trưởng gốc Phi đầu tiên của thành phố Dallas, được đề cử vào ghế Đại diện Thương mại, vị trí đặc trách việc đề xuất các chính sách thương mại lên Tổng thống.
• Hillary Clinton, người có kinh nghiệm chính trường trong suốt 8 năm làm đệ nhất phu nhân và gần 8 năm làm thượng nghị sĩ. Người ta hy vọng người phụ nữ này sẽ tạo nên bộ mặt ngoại giao mới cho nước Mỹ.
• Chiếc ghế Bộ trưởng Tài chính vốn rất nóng bỏng trong thời kỳ khủng hoảng được trao cho ông Tim Geithner, người giữ chức Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang khu vực New York từ tháng 11.2003.
• Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, người được Tổng thống George W.Bush bổ nhiệm vào năm 2006, vẫn tiếp tục tại chức.
• Luật sư Eric Holder, từng giữ chức Thứ trưởng Tư pháp thời Tổng thống Bill Clinton, được bổ nhiệm vào ghế Bộ trưởng Tư pháp, trở thành người gốc Phi đầu tiên giữ ghế này.
Những nhân vật còn lại trong nội các đều là những chính trị gia dày dạn kinh nghiệm. Điều này có thể làm nhạt đi hình ảnh “đổi thay” vốn luôn được ông Obama tô đậm. Nhưng mặt khác, nó cho thấy vị tổng thống đắc cử của nước Mỹ có đầu óc rất thực tế, ông muốn dựa vào những nhân vật am tường tình hình Washington, rành chuyên môn và có kinh nghiệm quản lý để đưa nước Mỹ vượt qua khó khăn. Đó chính là lý do khiến ông đưa vào nội các nhiều nhân vật bên ngoài đảng Dân chủ, như ông LaHood và ông Gates. Tính “đa đảng” trong nội các Obama còn cho thấy ông này muốn vượt qua khái niệm một chính phủ đảng phái.
Nội các của ông Obama cũng phản ánh rất đậm chất đa sắc tộc của nước Mỹ, khi có thành viên gốc Phi, gốc Mỹ La-tinh và gốc Á đảm trách các vị trí quan trọng, như ghế Bộ trưởng Tư pháp của ông Holder và ghế Bộ trưởng Năng lượng của ông Steven Chu, một nhà khoa học gốc Hoa từng đoạt giải Nobel vật lý năm 1997.
Với một nội các đa sắc và giàu kinh nghiệm, người ta hy vọng vị tổng thống trẻ trung sẽ lèo lái con tàu Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. “Sẽ mất nhiều thời gian hơn chúng ta muốn, là hàng năm trời chứ không phải hàng tháng. Tình hình có thể sẽ tồi tệ trước khi trở nên sáng sủa. Nhưng rồi mọi việc sẽ tốt đẹp lên nếu chúng ta sẵn sàng hành động...”, ông Obama tuyên bố.
Làn sóng rũ áo từ quan (31/10/2010) THỪA PHÁT LẠI, MÕ TÒA (HUISSIER) (31/10/2010) Xin ý kiến và tránh trách nhiệm (30/10/2010) Nhiều công chức xã chưa biết chữ (30/10/2010) KẺ SĨ VÀ TRÍ THỨC (30/10/2010) Các chủ nghĩa (30/10/2010) Cách mạng (30/10/2010) Dưới chín tầng trời (30/10/2010) Tam nông: đâu là cốt lõi? (30/10/2010) Ba Sương, vinh quang và cay đắng (30/10/2010)