Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Các chủ nghĩa

Định nghĩa: Chủ nghĩa là Hệ thống những quan điểm, ý thức, tư tưởng làm thành cơ sở lí thuyết chi phối, hướng dẫn hoạt động của con người theo định hướng nào đó. Hãy kể vài chủ nghĩa thường hay nói đến hàng ngày:

1. Chủ nghĩa duy lý là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng "lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải" (Lacey 286). Theo nghĩa kỹ thuật hơn, chủ nghĩa duy lý là một phương pháp hoặc học thuyết "mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn lôgic" (Bourke 263). Tùy theo mức độ nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng "lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách thu thập tri thức khác" cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tính là "con đường duy nhất tới tri thức" (Audi 771).

2. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên. Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...

3. Chủ nghĩa dân tộc nói đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia haydân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã giữ vai trò ảnh hưởng chính hay nguyên nhân của Đệ nhất thế chiến, và đặc biệt là Đệ nhị thế chiến do sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít), một hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cấp tiến và độc đoán.

4. Chủ nghĩa cộng sản là một cấu trúc kinh tế xã hội  hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.[1][2][3] Karl Marxcho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế.

5. chủ nghĩa tư bản  nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước  sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản loại trừ quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 30/10/2010