Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Mỹ đã trở lại

More1

Lần đầu tiên Vinashin sửa chữa tàu hải quân Mỹ.

Liệu những vũ khí đang được sắm sửa có giúp Việt Nam phòng thủ chống được Trung Quốc cả trên bộ, trên không lẫn mặt biển chăng? (Việt Nam cần làm gì cùng với hiện đại hoá quốc phòng?-RFA).

Câu hỏi được đặt ra là quân đội Việt Nam, với thành tích chiến tranh trong thế kỷ qua, cùng với lòng yêu nước của toàn dân Việt liệu có thể bảo vệ tổ quốc hay không, khi cụôc chiến xảy ra?  Việt Nam còn phải làm gì thêm nữa? 

Một khi Bắc Kinh nhất quyết tung ra cuộc tấn công quân sự vào VN, những quân đoàn Trung Quốc sẽ tràn qua biên giới, nhắm tới Thăng Long như trong thời nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê bên nước Việt.  Cùng lúc, Tây nguyên liền trở thành căn cứ tiếp nhận từng sư đoàn không vận của Trung Quốc, như họ mới thao dượt trong cuộc tập trận đại quy mô hồi năm ngoái trong nội địa Trung Hoa, được mô tả là thực tập chuyển quân xa để phòng thủ lãnh thổ. 

Chưa đánh, nhưng chính sách quân sự tằm ăn dâu vẫn được Trung Quốc thi hành, và VN phải đối phó, với sự bênh vực của cộng đồng quốc tế. 

Trong thành phần đó, hiển nhiên những nước tích cực can thiệp và đứng về phía Việt Nam là những quốc gia có quyền lợi thiết thực ở biển Đông và Đông Nam Á, những quốc gia mà sự bành trướng của Trung Quốc đem lại mối hại trực tiếp cho họ.  Đầu tiên, đó là khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn quốc, rồi đến Hoa Kỳ, rồi châu Âu và phần còn lại của thế giới. 

VN phải vận động được khối ASEAN đứng chung trong một lập trường mạnh mẽ cứng rắn chống đà bành trướng của Trung Quốc ngay từ bây giờ, bằng mọi giá đừng để Bắc Kinh bẻ đũa từng chiếc.  Thế lực của ASEAN tuy yếu nhưng một lập trường chung cứng rắn cũng làm Trung Quốc chùn tay.  Cũng như việc tăng cường quốc phòng của Việt Nam, hạm đội tàu ngầm tuy không giúp Việt Nam đánh được Trung Quốc, nhưng cũng khiến Bắc Kinh phải cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn có hành động thô bạo như ở Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trước lễ ký kết trong tháng 7 năm ngoái, rằng Mỹ đã trở lại Đông Nam Á. 

Tướng Phùng Quang Thanh có bàn với phía Mỹ vể địa điểm cho một căn cứ hải quân để bảo trì và tiếp vận cho hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương.  Đây là điều đáng chú ý nhất về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở ngay tại biển Đông, thêm vào với việc hợp tác vể huấn luyện, kỹ thuật và có thể mở ra kế hoạch bán vũ khí cho Việt Nam.  Chuyên gia Ernest Bower của Trung tậm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Washington phát biểu, “điều ngộ nghĩnh là quốc gia từng cố đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Đông Nam Á nay lại là thành phần chủ yếu để kéo Mỹ trở lại nơi này.”

 

 

Tổng hợp
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 15/08/2013