Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Cần nâng cao chất lượng tăng trưởng?

Easterly viết: “Không có một công thức thần kỳ nào có thể biến một người nghèo trở nên giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính sách cho vay hay xóa nợ đều không phải liều thuốc tiên cho tăng trưởng”.“Cần có khoản tài chính đầu tư ở mức 20% GDP trở lên để đạt mức tăng trưởng 5%” [1]

Với mức lợi nhuận trên vốn cao do vốn khan hiếm, các nước nghèo có đủ mọi động lực để tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu. Nhưng thực tế không phải như vậy (sđd, tr.94). Vấn đề là cộng đồng đó hành động vì động cơ gì?

Hội thảo tham vấn lấy ý kiến Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 với mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8%/năm, đồng thời với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu đã đặt ra câu hỏi lớn: tăng trưởng nhanh hay phát triển bền vững? (Cần nâng cao chất lượng tăng trưởng - Thanh niên).

I. Đại cương:

1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.

2. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạodịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

II. Định nghĩa:

1. Growth: Đông thêm.

2. Development: nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn.

IV. Hiện tượng:

Young-Krugman đã đưa ra một so sánh giữa tăng trưởng nhờ sử dụng nhiều vốn của Singapore và Liên-xô, điều này gây một phản ứng dữ dội. Hai ông đã quên một chân lý: động cơ của hai nước này quá khác nhau.

V. Bản chất của vấn đề:

1. Động cơ của lãnh đạo và của dân có gặp nhau?

2. Lợi nhuận và dòng chảy.

Tài liệu tham khảo: William Easterly, The exclusive quest for growth, NXB lao động-xh, 2009

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 29/10/2010