Xưa nay chúng ta chỉ kỷ luật những người làm sai chứ không kỷ luật những người không làm và như vậy tạo nên một sức ỳ rất lớn trong bộ máy, tức là không ai muốn làm cả vì nếu làm sai thì sẽ bị kỷ luật.
Làm trăm việc đúng mà chỉ có một việc sai cũng sẽ bị kỷ luật, trong khi đó nếu không làm việc gì cả thì lại không bị làm sao. Tôi cho rằng cần có những yêu cầu khác về trách nhiệm. Tôi giao cho anh một lộ trình, tiêu chí cụ thể, ví dụ năm nay phải giảm số giờ cắt điện xuống 50%, sang năm là 30% và năm sau nữa là chấm dứt... Tôi chọn người đạt được các tiêu chí đó, người đó phải hứa trước QH nếu tôi được giao chức vụ đó thì tôi sẽ làm đúng lộ trình đó, hoặc có thể xin thêm thời gian là 1-2 năm chứ không thể cứ lần lữa hết năm này đến năm khác như vậy.
Có nhiều người đề nghị một quan chức khi nhận chức phải đưa ra một cam kết, một chương trình hành động. Tôi cho rằng như vậy là rất đúng. Phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hiện nay, thực tế ngay cả QH chưa có thể bãi miễn một vị trí nào thì cũng phải xem xét lại cơ chế. (ĐB Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ của QH)
Tài liệu tham khảo:
Có từ chức, buộc từ chức mới chọn được người thực tài làm việc - Thanh niên.
Đất nước này là của ai? (30/10/2010) Mỹ đã trở lại (15/08/2013) Người phải chịu trách nhiệm (29/10/2010) Tôi học Hồ Chí Minh (29/10/2010) Cần nâng cao chất lượng tăng trưởng? (29/10/2010) Chất lượng cuộc sống không tăng (29/10/2010) VN xài giờ GMT+8 (29/10/2010) Hạnh phúc là gì? (27/10/2010) phân biệt công chức-viên chức (27/10/2010) Chính sách, cơ chế và system (27/10/2010)