Phim đã biết nuôi dưỡng và dồn nén cảm xúc
Xem Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình không khỏi ngăn tôi nhớ đến Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Cả hai đều chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng của hai nhà văn “đặc sản” của miền Tây Nam bộ: Sơn Nam và Nguyễn Ngọc Tư. Cũng bối cảnh sông nước mênh mông ấy, cũng là số phận của những kiếp người trôi giạt, lang bạt với nhiều u tối, thù hận; những bi kịch của “đời cha ăn mặn đời con khát nước”... Và những đứa trẻ đang lớn lên trong thế giới đó đều phải trả giá đau đớn cho sự trưởng thành. Hai câu chuyện ở hai thời điểm khác xa nhau nhưng đều có chung những thông điệp sâu sắc về kiếp nhân sinh, đặc biệt cái kết của hai tác phẩm này đều để lại cho người ta nhìn thấy nụ cười hồn hậu, bao dung của người dân miền Tây Nam bộ... Những thông điệp này đều được cả hai bộ phim chuyển tải. Nhưng có những điều Mùa len trâu để lại sức lay động lớn mà Cánh đồng bất tận chưa làm được. Đó là tính biểu tượng và ngôn ngữ điện ảnh đậm nét trong Mùa len trâu: nước. Nước trong Mùa len trâu là thế giới của sự sinh tồn, tan rã mục rữa rồi tái sinh. Vì thế cái chết là một phần của sự hiện hữu. Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã tạo nên một ngôn ngữ điện ảnh mang tính biểu tượng cao về thế giới của nước - “nhân vật chính“ của bộ phim
Chính sách, cơ chế và system (27/10/2010) Chiến lược y tế (03/07/2013) Nhà báo, anh là ai? (27/10/2010) Người kế nhiệm, anh là ai? (27/10/2010) Nhà dột từ nóc (25/10/2010) Nobel Hoà bình 2010 (25/10/2010) Danube xanh nay thành Danube đỏ (25/10/2010) Nỗi Buồn Chiến Tranh – Bảo Ninh (24/10/2010)