Tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảng hồi ức của nhân vật Kiên, một người lính của tiểu đoàn 27 độc lập hoạt động trên địa bàn B3 còn sống sót, về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và
về mối tình với cô bạn học trường Bưởi tên là Phương. Chiến tranh, trong ký ức của Kiên đồng nghĩa với cái chết và sự hủy diệt. Có những cái chết buồn thảm như cái chết của cha và dượng Kiên, có cái chết bi thảm như cái chết của những người đồng đội của Kiên trong cuộc chiến. Cái chết của đồng đội, của địch trở thành những hồn ma ở Truông Gọi hồn, ở chốn rừng xanh núi thẳm, cứ ám ảnh Kiên mãi thời hậu chiến. Trong ký ức của Kiên, chiến tranh còn là những hình ảnh buồn bã về ngày chiến thắng trĩu nặng những dự cảm kinh hoàng về sự tổn hại của nhân tính khi chứng kiến cảnh một người lính cao xạ quẳng xác của một người phụ nữ bên địch ra giữa sân bê tông loáng nước mưa.Tình yêu, trong ký ức của Kiên, là mối tình tuyệt đẹp mà đau xót với cô bạn học Phương. Phương và Kiên ở tuổi 17, tuổi thanh niên mới chớm nở; hai tâm hồn lành mạnh yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên. Tình yêu của họ đẹp nhưng theo cảm nhận của mẹ Phương thì giữa họ có khoảng cách nào đó như định mệnh, làm sao Phương hiểu được Kiên khi họ vào hai hoàn cảnh khác nhau. Bà lo tâm hồn Phương chỉ biết mê tiếng đàn Piano thì làm sao thấu cảm khói đạn đen xì trên người anh, máu me của cuộc chiến. Tình yêu của tuổi trẻ khiến họ quên hết khoảng cách , cô tiễn anh trên chuyến tàu vào Thanh Hóa, trong bom đạn. Và chiến tranh, chiến tranh đã làm nên bao xót đau, đắng cay man dại. Phương một cô gái Hà thành mỏng manh trong sáng, cao sang bỗng chốc “tan nát” tâm hồn, tan nát nét trinh nguyên con gái. Trên con tàu ấy, khi anh tìm lại Phương sau bom đạn dữ dội, người cô bê bết máu, không phải máu của vết thương cứa nát da thịt mà máu của người con gái trong phút chốc bị hãm hại. Anh dìu cô vào ngôi nhà đổ, cởi chiếc áo người lính che thân cho cô, cô đã nói với anh: “anh đừng nằm gần em, anh không thấy bẩn à?”. Chữ Bẩn ấy sao xót đau đến thế… Rồi lúc anh ngủ thiếp thì cô ra suối tắm trần và mất dáng khi anh tỉnh dậy. Kiên đi mà tiếng Phương văng vẳng đâu đó: “Anh Kiên ơi”. Kiên đã không quay lại và điều đó làm anh day dứt mãi sau này. Phương đi lấy chồng…10 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Kiên về. “Mười năm trời ấy một cái hôn dai” nhưng ngay sau lưng họ là bóng một người đàn ông khác. Bẽ bàng quá, tình yêu một lần nữa đưa họ về với nhau, người đàn ông kia chỉ là bóng tạm trong trái tim Phương. Nhưng cuộc đời không đẹp như thế. Họ trở về với nhau, với tình yêu trọn vẹn thuộc về nhau nhưng những đắng cay trong thời gian xa nhau, những khắc nghiệt cuộc sống đã đứng giữa tình yêu của họ. Phương không còn là người con gái trong trắng của Kiên ngày xưa, cô bị ràng buộc, làm phiền trong mối quan hệ với người đàn ông kia, Hòa bình mang về cho họ sự sống, sự gặp gỡ, gần gũi nhưng không mang cho họ hạnh phúc. Bởi chiến tranh đã lấy đi rồi hay chính quy luật tình yêu đầy khắc nghiệt?!
Tài liệu tham khảo : tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh; các trang web : www.sachhay.com; www.ninhthuan.edu.vn
Xem thêm phần giới thiệu này trên Thư viện đại học Hà Nội
Chính sách, cơ chế và system (27/10/2010) Chiến lược y tế (03/07/2013) Nên xem cùng lúc ”cánh đồng bất tận” và ”mùa len trâu” (27/10/2010) Nhà báo, anh là ai? (27/10/2010) Người kế nhiệm, anh là ai? (27/10/2010) Nhà dột từ nóc (25/10/2010) Nobel Hoà bình 2010 (25/10/2010) Danube xanh nay thành Danube đỏ (25/10/2010)