Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Tập đoàn kinh tế nhà nước: Luật hay nghị định?

 Người ta không hiểu mô hình tập đoàn kinh tế mà chúng ta đang áp dụng là theo ai? và theo luật (law) hay Lệ (regulation)?

 I. Đại cương [1]: Xem

II. Chiến lược:
Bộ Chính trị đã nghe Chính phủ báo cáo và đã có kết luận chỉ đạo toàn diện về việc kiện toàn và xây dựng, phát triển Tập đoàn Vinashin. Thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có các Chỉ thị số 1479 ngày 16/8/2010, số 1568 ngày 19/8/2010 và đã thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy do Phó thủ tướng thường trực làm Trưởng ban [2]

III. Thực Trạng:

Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu ái, ưu đãi kể cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn [3]. Tập đoàn kinh tế sau nhiều tháng chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vẫn chưa có điều lệ công ty. Liệu có phải chúng ta đang chểnh mảng trong việc xây dựng thể chế cho những khối tài sản khổng lồ của Nhà nước? [4]. Tổng kết 6 tháng đầu năm, 76 tập đoàn và tổng công ty được giao hơn 400.000 tỷ đồng và được vay thêm hơn 500.000 tỷ đồng, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn rất thấp (chỉ đạt 17,4%), nhập siêu lại lớn nhất (tới 21 tỷ USD) [5].


IV.Lắng nghe người dân:

Nhiều chủ nên trở thành vô chủ: Các tập đoàn kinh tế nhà nước về bản chất là thuộc sở hữu toàn dân. Chính phủ là người đại diện thực hiện quyền sở hữu toàn dân đó. Chính phủ không thể trực tiếp thực hiện quyền của chủ sở hữu nên Chính phủ cử ra hội đồng quản trị làm đại diện. Ở đây xuất hiện một số vấn đề. Trước hết là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu [6].


Ref1, Ref2, Ref3, Ref4, Ref5, Ref6

 

Tổng hợp
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 07/08/2013
THÔNG TIN TIÊU ĐIỂM