Các chuyên gia cảm xúc đọc được rất nhiều từ cái nhìn chăm chú của một người. Theo họ, thông thường chúng ta sẽ dõi mắt xuống khi cảm thấy buồn bã, ngoảnh đi khi thấy điều ghê tởm, và nhìn xuống hoặc quay mặt đi khi cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ.
Những nhà thông thái vẫn thường khuyên chúng ta sử dụng ánh mắt như một tiêu chuẩn để đánh giá người đối diện có đang nói dối hay không.
Những hành động che giấu sự thật đòi hỏi những nỗ lực trí tuệ và thời gian. Khi trả lời không trung thực, người trả lời sẽ bắt đầu phản ứng chậm hơn người nói thật 2/10 giây. Đó là nỗ lực thời gian để tạo ra lời nói dối hoàn hảo, trơn tru, quản lý các kênh cảm xúc vật lý mà qua đó, sự thật có thể vô hình hé lộ. Để nói dối thành công cần sự tập trung rất lớn. Đường cao là vùng chịu trách nhiệm về nỗ lực trí tuệ này. Nhưng sự tập trung lại là năng lực có giới hạn. Sự sắp xếp, bổ sung các nguồn lực thần kinh khiến vùng trước trán đôi khi không thể thực hiện các nhiệm vụ khác: kiềm chế những biểu hiện bắt buộc của cảm xúc có thể làm lộ ra lời nói dối.
Chỉ riêng lời nói cũng có thể phản lại hành động nói dối. Nhưng dấu hiệu thường thấy khi một người nói dối là sự khác biệt giữa lời nói và nét mặt. Chẳng han, khi ai đó quả quyết rằng họ thấy bình thường nhưng giọng nói lại lộ ra sự giận dữ, chứng tỏ họ đang nói dối.
Ekman xác nhận: “không có máy phát hiện nói dối nào chính xác cả, nhưng chúng ta có thể phát hiện những điểm nóng”. Đó là những điểm cho thấy cảm xúc của một người không khớp với lời họ nói và có sự xuất hiện của các nỗ lực thần kinh bổ sung đòi hỏi chúng ta phải tiến hành kiểm tra. Lý do tạo ra sự khập khiễng có thể chỉ là nỗi lo sợ đơn thuần, nhưng cũng có thể là một lời nói dối trắng trợn.
Các cơ mặt được điều khiển bởi đường thấp, còn lựa chọn nói dối lại nằm ở đường cao. Khi che giấu cảm xúc, khuôn mặt thường thể hiện không đúng những gì được nói ra. Đường cao giấu kín, còn đường thấp lại lộ ra.
Các mạch đường thấp đưa ra rất nhiều hành trình thần kinh trong khoảnh khắc im lặng kết nối chúng ta từ não tới não. Những mạch này giúp chúng ta thám hiểm những bãi cát ngầm trong quan hệ của mình, phát hiện những ai là người nên tin tưởng, những ai cần phải tránh xa.
Cứu chứng khoán - Cứu ai? (02/11/2010) NGƯỜI NGHÈO CŨNG KHÓC (02/11/2010) QUỸ VĨNH VIỄN ALASKA (02/11/2010) Tổ buôn lậu lúa gạo của bí thư thành ủy (02/11/2010) KINH TẾ TRI THỨC (31/10/2010) C= M+D-A (30/10/2010) SỰ NGHÈO KHÓ Ở HOA KỲ (30/10/2010) Tài sản công (30/10/2010) Quyền lợi đích thực (30/10/2010) CHIẾN LƯỢC NHÂN TÀI (30/10/2010)