Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Tổ buôn lậu lúa gạo của bí thư thành ủy

Năm 1979, có 3.5 triệu dân của một thành phố từng là “hòn ngọc viễn đông” đang rơi vào nạn thiếu đói đầu tiên và gay gắt chưa từng có. Lúc này, đất nước đã thống nhất được năm năm, và mùa này lúa ở ĐBSCL cũng vừa gặt xong, chất đầy bồ. Thế mà saigon quá đói dù người dân sẵn sàng bỏ tiền mua gạo…. (TT cuối tuần, 15-6-2008).

Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) từng tuyên bố: "Không thể để một người dân nào của thành phố đói!". Nhưng làm thế nào để có gạo cho dân ăn thì ông bó tay. Xuống miền Tây mua gạo thì không ai cho. Mà có cho thì mua giá rẻ người ta không bán, mua giá cao thì bị cấm (Khánh hòa online).

Một buổi sáng, ông Sáu Dân kêu ông Ba Châu đến nhà ăn sáng. Đến nơi, ông thấy có ông Năm Ẩn, Giám đốc Sở Tài chính, ông Năm Nam, Chánh văn phòng Thành ủy và bà Ba Thi ở Công ty Lương thực. Trong khi mọi người cùng ăn sáng, ông Sáu Dân nói: "Gạo của thành phố chỉ còn đủ cho dân ăn vài ngày. Sở Lương thực đề nghị cung cấp nhưng Bộ Lương thực chỉ cung cấp nhỏ giọt. Gạo là vấn đề sinh tử của thành phố này. Miền Tây có gạo, chúng ta không thể chấp nhận để cho dân thiếu gạo. Tôi mời các anh chị đến đây để bàn. Bàn nhưng dứt khoát phải có cách mua được gạo. Không tìm ra cách tôi không cho về". Trước thái độ quyết liệt, dứt khoát của Bí thư Thành ủy, mọi người cùng suy nghĩ đưa ra kế sách, nhưng cách gì cũng bế tắc. Công ty lương thực thì không thể "xé rào" đi mua gạo. Chỉ có bà Ba Thi mới làm được chuyện này, vì bà rất có uy tín đối với các tỉnh miền tây. Nhưng phải cấp tiền cho bà Ba Thi, nếu không lấy tiền đâu mua gạo, mà cấp tiền cho cá nhân bà Ba Thi thì không đúng nguyên tắc. Ông Ba Châu đề nghị: "Muốn có tiền, anh Năm Ẩn phải ký một cái lệnh cấp thẳng tiền từ ngân sách cho chị Ba Thi, có được cái lệnh đó ngân hàng sẽ chi tiền". Nhưng gạo sẽ được mua theo giá nào ? Bà Ba Thi nói: "Mua giá của Nhà nước thì ai bán, chỉ mua được theo giá thị trường thôi". Không được phép mua gạo mà đi mua gạo là một cái sai. Cấp tiền từ ngân sách cho cá nhân đi mua gạo cho Nhà nước là cái sai thứ hai. Tiền Nhà nước phải mua gạo theo giá Nhà nước mà mua theo giá thị trường là cái sai thứ ba... Ông Sáu Dân và Thành ủy, UBND thành phố phải đứng ra chịu trách nhiệm về việc làm sai nhưng có lợi cho dân này. Bà Ba Thi nói nếu làm được như vậy thì vài ngày sau bà mang gạo về, nhưng "làm như vậy nếu trung ương biết thì đi tù". Ông Sáu Dân: "Bà đi tù tôi sẽ đem cơm".

Ông Sáu Dân đã tán thành phương án đó và đứng ra chịu trách nhiệm. Ngay sau đó, một tổ chức được thành lập để đảm bảo an toàn giúp bà Ba Thi. Đó là "Tổ thu mua lúa gạo". Sở Tài chính cử người sang làm kế toán, ngân hàng cử người làm thủ quỹ. Mọi người gọi vui đó là "Tổ buôn lậu lúa gạo". Ông Ba Châu là một trong những "thành viên sáng lập" ra cái tổ đó (thannienonline).

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010
THÔNG TIN TIÊU ĐIỂM