Nhân loại gồm nhiều người chết hơn là người sống.
Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, (và theo một nghĩa nào đó) một quốc giáo thực thụ (Phạm Quỳnh).
Thờ cúng tổ tiên không phải là độc quyền của người Việt Nam. Một số nơi khác xung quanh Việt Nam như Ấn Ðộ hay Trung Quốc, Nhật Bản, v.v... cũng có thờ cúng tổ tiên, nhưng dĩ nhiên theo cung cách riêng của mỗi một dân tộc, đáng chú ý là đạo Bà La Môn hay Ấn Ðộ giáo bình dân (1).
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Nếu tôn giáo (đúng theo ý nghĩa từ nguyên của nó: religion có gốc latin religio bắt nguồn từ relegere có nghĩa là thu lượm, tập hợp và từ gốc nữa legere là gắn kết, nối kết sự vật lại với nhau) là mối liên kết tinh thần nối liền con người với những lực lượng siêu cảm. Việc thờ cúng hay tôn giáo về những người đã chết là cách biểu hiện những mối quan hệ giữa thế giới những người đang sống với thế giới những người đã chết. Các mối quan hệ ấy rất nhiều và liên tục. Những người chết ấy thường xuyên can dự vào cuộc sống của những người đang sống; họ hướng dẫn, chỉ đạo, che chở cho chúng ta, bảo hộ chúng ta, gợi hứng cho những ý tưởng và hành vi của chúng ta. Có thể nói là họ nhìn theo chúng ta bằng những đôi mắt có thể xuyên suốt bong tối của sự sống và sự chết; và rất có thể chính bằng đôi mắt ấy mà nhân loại có được một hình dung thoáng chốc nào đấy về tương lai cùng số phận của mình.
Tóm lại, họ sống trong ký ức của chúng ta, trong mọi công việc của chúng ta, trong mong ước của chúng ta về một cuộc sống còn sống động hơn cả cuộc sống trên trần thế này.
Bản chất của những mối quan hệ làm nên một trong những hình thức sống động nhất trong tôn giáo của người nước Nam là gì? Tôn giáo về những người chết ấy dựa trên những nền tảng tín ngưỡng nào? Các biểu hiện nghi thức và thực hành của nó ra sao? Từ đó có thể nhận ra những bài học luân lý và triết học gì?
Kinh lễ còn giữ lại cho chúng ta nhiều dấu vết. Theo các tín ngưỡng đó, con người có một cái phách và một cái hồn. Khi chết, phách tan cùng thể xác, còn hồn thì tách ra; nó bay lượn trong khoảng không và tồn tại độc lập, thuần khiết. Người ta nhăc đến họ trong các dịp long trọng…Kinh Lễ (tiếng Trung: 禮記 Lǐ Jì) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
Xem thêm: Ðức Tin và Lý Trí - Vấn Ðề Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên
Kinh Thi | Kinh Thư | Kinh Lễ | Kinh Dịch | Kinh Xuân Thu
TỪ ĐỘ MANG GƯƠM ĐI MỞ CÕI (02/11/2010) KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI, Quyển hạ. (02/11/2010) Tám nghìn đêm (02/11/2010) Thông điệp trái tim (02/11/2010) Truyện ... ngắn hay (02/11/2010) Tết (02/11/2010) Cuộc chiến không kết thúc (31/10/2010) CHÉN THÁNH- MÁU THÁNH- LỬA THÁNH (31/10/2010) Gia tài của mẹ (30/10/2010) 5 trục dọc đường bộ về miền Tây (30/10/2010)