Mục tiêu của tư duy văn học là sự sáng tạo. Kim Dung đã tạo ra một thế giới võ lâm riêng trong thế giới đại trà của hàng mấy tỉ người. Tôi cũng đã tình nguyện trốn vào thế giới võ lâm của ông để được quên, dù trong một giai đọan ngắn, thế giới hiện thực mà tôi đang sống và góp mắt. Lạ thay, đọc tác phẩm của ông, tôi càng thấy gắn bó với cuộc đời nhiều hơn, yêu quí con người hơn. Ấy bởi vì văn chương của ông gần như đã khái quát hóa một cách trọn vẹn những hoan lạc, sầu bi, nghiệt ngã, thống hận của kiếp người. Từ đó, tôi khát vọng đi tìm một thế giới nhân văn, nhân bản.
Descartes nói: “Tôi tư duy là tôi hiện hữu” (je pense donc je suis). Đọc Kim Dung, bắt buộc phải tư duy : phải đau cái đau của Kiều Phong, A Tử, Du Thản Chi ; phải vui cái vui của Hư Trúc, Văn Nghi Công Chúa, Đòan Dự, Vương Ngọc Yến ; phải hận cái hận của Hà Túc Đạo, Quách Tường, Trương Thúy Sơn, Hân Tố Tố...Đốivới tôi, tác phẩm của Kim Dung không phải và không thể là tác phẩmnhằm giải trí, nó nâng tâm hồn tôi lên, cho tôi đắc thủ được những bài học chưa được giảng trong giáotrình đại học. Tôi đã đi qua nhiều hạnh phúc, thống khổ; đọc Kim Dung tôi nhận ra bản chất của hạnh phúc, thống khổ ấy. Tiểu thuyết của ông là trường học của tôi, là thầy dạy của tôi. Và tôi trang trải tất cả lên mặt giấy.
TỪ ĐỘ MANG GƯƠM ĐI MỞ CÕI (02/11/2010) Tám nghìn đêm (02/11/2010) Thông điệp trái tim (02/11/2010) Truyện ... ngắn hay (02/11/2010) Tết (02/11/2010) TỤC THỜ CÚNG ÔNG BÀ (01/11/2010) Cuộc chiến không kết thúc (31/10/2010) CHÉN THÁNH- MÁU THÁNH- LỬA THÁNH (31/10/2010) Gia tài của mẹ (30/10/2010) 5 trục dọc đường bộ về miền Tây (30/10/2010)