Tổ 1 yk33
Quá trình phát triển của hồng cầu:
Tiền nguyên hồng cầu (proerythoblast)→ Nguyên hồng cầu ưa kiềm( normoblast ưa kiềm)→ Nguyên hồng cầu đa sắc → Nguyên hồng cầu (normoblast) → Hồng cầu lưới (reficulocyt) →Hồng cầu trưởng thành (erythrocyt)
Nhân của nguyên hồng cầu mất đi khi nồng độ hemoglobin trong bào tương cao > 34%. Hồng cầu chính thức không có nhân xuyên mạch rời bỏ tuỷ xương vào hệ tuần hoàn chung. Hồng cầu lưới cũng có khả năng vào máu như hồng cầu trưởng thành nhưng tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 1% tổng số lượng hồng cầu ở máu ngoại vi, khoảng 1-2 ngày sau hồng cầu lưới trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu sống trong máu khoảng 120 ngày (người da trắng), gần 120 ngày (người Việt).
Hệ thống enzym nội bào hồng cầu luôn luôn tổng hợp ATP từ glucose để duy trì tính đàn hồi của màng tế bào, duy trì vận chuyển ion qua màng, giữ cho sắt luôn luôn có hoá trị 2, đồng thời ngăn cản sự oxy hoá protein trong hồng cầu. Trong quá trình sống, hệ thống enzym giảm dần, hồng cầu già cỗi, màng hồng cầu kém bền và dễ vỡ.
Hồng cầu lúc mới sinh ra có nhân nhưng khi bước vào hệ tuần hoàn thì hồng cầu mất nhân là sự thich nghi với công việc vận chuyển oxy. Có một số giải thích như sau:
- Hồng cầu không chứa ty thể nên chúng sản sinh ra nguồn năng lượng ATP chủ yếu nhờ hô hấp kị khí => Nếu có nhân thì việc chuyên chở khí O2 của chúng phải chi dùng nhiều năng lượng, năng suất làm việc giảm
- Hồng cầu mất nhân nên sẽ có nhiều không gian trong tế bào để chúng chứa được nhiều Hemoglobin nên sẽ chuyên chở nhiều khí hơn làm tăng năng suất làm việc.
- hồng cầu không nhân nên không thể phân chia được,những hồng cầu khiếm khuyết sẽ không thể tạo nên thế hệ tiếp theo