(bài của nguyenhong & thanhluan)
1. Giới thiệu:
Sự lành vết thương là một hiện tượng sinh học nhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động tăng trưởng bình thường trong cơ thể
Đây là một hoạt động có 2 chiều hướng:
Loại bỏ vật lạ có hại.
Tu bổ tái sinh lại mô.
Sự lành vết thương được chia thành 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn cầm máu (hemostasis). 2. Giai đoạn viêm (inflammatory). 3. Giai đoạn tăng sinh (proliferation). 4. Giai đoạn tái cấu trúc mô (remodeling). H1
2. Cơ chế lành vết thương:
a. Giai đoạn cầm máu (hemostasis):
Co mach.
Kết tập tiểu cầu.
Thromboplastin tạo thành cục máu đông.
Đông máu nội sinh Đông máu ngoại sinh
(thromboplastin mô,phospholipid mô)
---------------------------------
ll
men prothrombinase nội sinh, ngoại sinh
ll
Prothrombin----------------->thrombin----------------
ll ll
Ca2+ Fribrinogen----------> Fribrin đơn phân-------------->Fribrin trùng hợp ổn định
Ca2+,XIII
http://www.mhhe.com/biosci/esp/2002_...7/trm1s7_3.htm
b.Giai đoạn viêm:
- Sự giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch: nhờ histamin, serotonin, bradykinin, kallidin (bradykinin và kallidin tạo ra từ α2-globulin cho tác dụng mạnh và kéo dài).
- Bạch cầu xuyên mạch trong 6 giờ đầu tạo hàng rào khu trú vết thương.
- Thực bào: xảy ra từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4. Vết thương càng dơ, thực bào càng khó làm vết thương chậm lành.
Kinin l
Bổ thể l => dãn mach máu nhỏ tại chỗ
Prostaglandin l
#Bổ thể thu hút bạch cầu đa nhân trung tính, đơn nhân, protein huyết tương => vết thương
#Các thực bào => cytokines (peptid) => hoạt hóa, thu hút
@ tế bào nội mô
@ nguyên bào sợi => vết thương
@ tế bào biểu mô
c. Giai đoạn mô hạt:
- Fibroblast xuất hiện ngày thứ 3, di cư vào vết thương, tiết ra collagen type I và III. Collagen tăng dần tạo một tổ chức dai, chắc gọi là sẹo (scar). Đồng thời mạch máu cũng tăng sinh làm vết thương đỏ và dầy lên gọi là mô hạt (tissue granulation).
Ngày thứ 6, 7 có hiện tượng biểu bì hóa (epitheliazation) để che chở mô hạt
- Feedback (-) làm giảm fibroblast và làm ngưng sự phát triển mô hạt.#Tăng sinh tế bào nội mô => tăng sinh mạch máu => mô hạt đỏ.
#Nguyên bào sợi sản xuất => *chất nền gian bào mới
@Fibrin
@Glycoaminoglycan (GAG)
@hyaluronic acid
*glycoprotein gây dính
(fibrinonectin, laminin, tenascin)
#Lắng đọng collagen III, I (lành hẳn)
d. Tái tạo (remodeling)
+Biểu bì hóa:
@Tế bào keratin ở mép vết thương biến đổi hình thái rõ ràng.
@Ở ngoài da, thượng bì dày lên, tế bào đáy to ra => phủ lấp vết thương.
@Glycoprotein kết dính giúp tế bào thượng bì gắn với nhau => tế bào đáy phân chia.
Tế bào keratin và collagen IV là thành phần của màng đáy => tế bào trụ (chống mất nước)
+Liền sẹo:
@Có sự tham gia của các liên kết không có tổ chức của collagen
@tế bào viêm cấp, mạn giảm
@collagen, chất nền phủ vết thương.
@sẹo lành thật sự chỉ sau 2 tháng
@mạch máu, nguyên bào sợi giảm tăng sinh, giảm số lượng
@lành sẹo chắc chắn chỉ sau 1-6 tuần
***Đặc điểm mô tổn thương sau lành:
- Khả năng chịu lực phục hồi 80% so với bình thường
- Tính đàn hội suy giảm một phần
- Không còn nang lông