Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
TRẮC NGHIỆM: XN SINH HÓA NƯỚC TIỂU

1. Để có kết quả chính xác trong phân tích nước tiểu, ngoài kinh nghiệm BS/KTV, cần có thêm:
a. Thu thập mẫu đúng cách
b. Mẫu XN cần được làm ngay sau khi lấy
c. Phân tích toàn diện: (vật lí, hóa học và vi thể)
d. Kinh nghiệm BS – KTV xét nghiệm.
e. Tất cả đều đúng.

2. Mẫu nước tiểu lấy sau ăn hay sau đứng lâu có đặc điểm: (CHỌN CÂU SAI)
a. Có PH thường acid
b. Có thể chứa hồng cầu ly giải
c. Có thể có các trụ bị phân hủy
d. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
e. Cần được phân tích ngay sau khi lấy trong vòng 1 giờ

3. Phương pháp lấy nước tiểu đúng: (CHỌN CÂU SAI)
a. Cách lấy phải đồng nhất ở các phòng xét nghiệm.
b. Lấy mẫu nước tiểu liên tục nhiều mẫu trong 1 lần đi tiểu có thể giúp xác định nơi tiểu máu hay nhiễm khuẩn trên đường niệu.
c. Lấy mẫu nên được thực hiện trước các thăm khám niệu sinh dục, trực tràng
d. Cách lấy mẫu không quan trọng ở bệnh nhân cần đánh giá tiểu máu, protein niệu.
e. Không nên lấy nước tiểu được qua bao cao su, sonde tiểu, hay túi chứa từ ống dẫn lưu nếu không thật sự cần thiết.

4. Sắp xếp thứ tự nào sau đây là đúng (theo hình) trong lấy mẫu nước tiểu và dịch tiết tiền liệt tuyến:
(1) Lấy 10–15 ml nước tiểu đầu tiên vào VB1
(2) Lấy 15-30 ml vào VB2
(3) Lấy nước tiểu tiếp vào lọ VB3
(4) Xoa nhẹ, ấn TLT lấy mẫu nước tiểu vào ESP.
a. (1), (2), (3), (4).
b. (1), (2), (4), (3).
c. (1), (4), (2), (3).
d. (1), (4), (3), (2).
e. Tất cả đều đúng

5. Cách lấy nước tiểu theo (hình trên), phân tích nước tiểu ở các lọ nào có thể xác định từ tiền liệt tuyến:
a. Có VB1.
b. Có ở VB1, VB2 và VB3
c. Có ở ESP.
d. Có ở VB3.
e. c và d đúng.

6. Phân tích tính chất vật lý nước tiểu gồm các tính chất sau, NGOẠI TRỪ:
a. Màu sắc
b. Độ đục
c. Tỷ trọng và nồng độ thẩm thấu
d. PH
e. Bạch cầu niệu

7. Phân tích nước tiểu bằng que Dipsticks (dip-strip) nào sau đây mà KHÔNG khảo sát được:
a. Máu, bạch cầu và protein
b. Glucose và Ketones
c. Urobilinogen và bilirubin
d. Tỷ trọng, PH, và Nitrites.
e. Nồng độ thẩm thấu.

8. Khi nước tiểu màu đỏ: (CHỌN CÂU SAI)
a. Chẩn đoán xác định là tiểu máu
b. Ăn củ cải đường nhiều
c. Chấn thương cơ nhiều
d. Vi khuẩn Serratia marcescens
e. Do các thuốc Phenolphthalein, Phenothiazines, Rifampin…

9. Khi nước tiểu đục: (CHỌN CÂU SAI)
a. Chẩn đoán xác định tiểu mủ.
b. Sau ăn hay uống nhiều sữa.
c. Tiểu dưỡng chấp.
d. Tăng oxalate niệu .
e. Tăng uric niệu.

10. Các điều kiện làm giảm tỷ trọng nước tiểu:
a.Tăng lượng dịch vào cơ thể
b. Lợi tiểu
c. Giảm chức năng cô đặc của thận
d. Tiểu đường (thẩm thấu)
e. Tất cả đều đúng.

11. PH nước tiểu:
a. PH<5.5 được coi là acid.
b. PH>6.5 được coi là kiềm.
c. PH thay đổi rẩt nhanh khi tiếp xúc với không khí.
d. PH nước tiểu thường phản ánh PH huyết thanh
e. Tất cả đều đúng.

12. Lượng protein niệu tăng có thể là:
a. Dấu hiệu bệnh thận ống thận mô kẽ, bệnh cầu thận hay bệnh mạch máu thận
b. Tăng lượng protein đến thận trong bệnh đa u tủy
c. Thứ phát sau hoạt động thể lực quá mức, sốt kéo dài.
d. Protein niệu tư thế
e. Tất cả đều đúng.

13. Protein niệu do nguyên nhân từ cầu thận:
a. Thường gặp trong đa u tuỷ xương
b. Do tăng tính thấm mao mạch cầu thận với protein.
c. Do các bệnh cầu thận
d. Lượng protein niệu 24h thường > 3g.
e. b, c và d đúng.

14. Test Nitrite dương tính: (CHỌN CÂU SAI)
a. Dựa trên chuyển đổi nitrate thành nitrite do các vi khuẩn đường niệu.
b. Test Nitrite dương tính số lượng vi khuẩn niệu thường lớn hơn 100.000 vk/ml
c. Nước tiểu trong bàng quang >4h để nitrate biến thành nitrite.
d. Thường dương tính với mẫu nước tiểu lấy vào buổi sáng.
e. Khi chế độ ăn không có nitrate, hay khi dùng nhiều vitamine C.

15. Test leukocyte esterase dương tính: (CHỌN CÂU SAI)
a. Dựa trên sự hiện diên esterase trong tế bào bạch cầu hạt.
b. Test chính xác với các BN có bạch cầu niệu 10- 12 BC/quang trường x40.
c. Test chỉ thị tốt cho tiểu mủ, nhưng không chứng tỏ có khuẩn niệu.
d. Cần kết hợp với test nitrite để phát hiện nhiễm khuẩn niệu và viêm nhiễm.
e. Khi trong nước tiểu có nhiều đường, pyridium, nitrofurantoin, vitamin C, hay rifampin .

16. Tiểu mủ:
a. Không đồng nghĩa với nhiễm khuẩn niệu
b. Có thể do lao thận .
c. Khi có trên 5BC/ quang trường x40.
d. Có thể do sỏi niệu và các vật lạ trong đường tiểu.
e. Tất cả đều đúng

17. Creatinin dùng trong đánh giá chức năng thận:
a. Là sản phẩm cuối của creatine trong cơ xương, bình thường được bài tiết ở thận
b. Do độ thanh thải thận của Creatinin chính xác và tin cậy.
c. Do lượng sản xuất của creatine không ảnh hưởng bới chế độ ăn và tình trạng mất nước.
d. Khi nồng độ Creatinin huyết thanh tăng lên phản ánh chức năng thận giảm.
e. Tất cả đều đúng
 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 22/10/2010