Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Thận

(SK&ĐS) - Theo một nghiên cứu của bác sĩ Thomas V. Perneger và cộng sự ở Trường ĐH Johns Hopkins, Baltimore, uống rượu vừa phải (dưới 2 chén/ngày) có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng uống trên 2 chén/ngày có thể tăng nguy cơ suy thận. Để đánh giá mối liên quan giữa việc uống rượu và bệnh thận, các nhà nghiên cứu so sánh thói quen uống rượu của 716 bệnh nhân suy thận với nhóm chứng gồm 361 người không bị bệnh thận. Kết quả cho thấy: nguy cơ suy thận ở nhóm người uống hơn 2 loại đồ uống có cồn/ngày cao gấp 4 lần và nguy cơ sẽ giảm 9% nếu những người này thôi không uống như vậy nữa. Tuy các nhà nghiên cứu không chứng minh được việc uống rượu vừa phải là một lý do làm giảm nguy cơ suy thận, nhưng họ đoán đó là nhờ ảnh hưởng của rượu đối với mỡ máu và cục máu đông.

(SK&ĐS) - Theo một nghiên cứu của bác sĩ Thomas V. Perneger và cộng sự ở Trường ĐH Johns Hopkins, Baltimore, uống rượu vừa phải (dưới 2 chén/ngày) có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng uống trên 2 chén/ngày có thể tăng nguy cơ suy thận. Để đánh giá mối liên quan giữa việc uống rượu và bệnh thận, các nhà nghiên cứu so sánh thói quen uống rượu của 716 bệnh nhân suy thận với nhóm chứng gồm 361 người không bị bệnh thận. Kết quả cho thấy: nguy cơ suy thận ở nhóm người uống hơn 2 loại đồ uống có cồn/ngày cao gấp 4 lần và nguy cơ sẽ giảm 9% nếu những người này thôi không uống như vậy nữa. Tuy các nhà nghiên cứu không chứng minh được việc uống rượu vừa phải là một lý do làm giảm nguy cơ suy thận, nhưng họ đoán đó là nhờ ảnh hưởng của rượu đối với mỡ máu và cục máu đông.

 

Trẻ dễ bị hư thận nặng do tùy tiện dùng thuốc Nam
(NLĐ) - Bác sĩ Trần Thị Mộng Hiệp, Trưởng khoa Nội tổng hợp 4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về tác hại của việc dùng thuốc Nam (không có nguồn gốc) để điều trị bệnh thận. Nhưng thực tế cho thấy, những trẻ từng dùng các loại thuốc này đều nhập viện trong tình trạng hư thận rất nặng. Trẻ hư thận thường có các triệu chứng như phù toàn thân, tiểu ít kèm theo một số thay đổi về sinh hóa (giảm đạm máu, tăng lipit máu, tiểu đạm). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng không rầm rộ mà lại âm thầm nên khó phát hiện. Ơ’ giai đoạn đầu, nhiều trẻ chỉ bị sưng 2 mí mắt vào buổi sáng ngủ dậy, cha mẹ nghĩ là do ngủ nhiều. Một số trẻ bị phù, không kèm theo dấu hiệu khác nên gia đình tưởng lầm là lên cân. Hiện tượng tiểu ít, nước tiểu vàng đậm cũng ít được chú ý. Các bác sĩ tiết niệu khuyên cha mẹ nên để ý theo dõi nước tiểu của trẻ; khi phát hiện bất kỳ thay đổi nào (số lượng, tính chất, màu sắc) thì phải đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm bệnh hư thận nếu có.

 

Cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt - giảm đau
(TN) - Bản chất của những thuốc này là ức chế việc sản sinh Prostagladin nên nó cũng làm tăng tiết dịch vị, giảm tiết các chất nhờn để bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm lượng máu đến nuôi dưỡng lớp niêm mạc. Do vậy, thuốc dễ làm cho viêm loét dạ dày và nếu đã có tổn thương thì rất khó có khả năng hồi phục. Theo Cơ quan Lương thực và Dược liệu Hoa Kỳ (FDA), ở Mỹ mỗi năm có 2 - 4% số người dùng các thuốc giảm đau bị chảy máu dạ dày - ruột và 15% khác có chảy máu vi thể không nhìn thấy, chỉ phát hiện được qua xét nghiệm phân hay nội soi. Không chỉ tác động trên dạ dày, thuốc ức chế Prostagladin còn làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc gây phù ngoại vi và suy thận (0,09%), làm tăng huyết áp, dị ứng (0,11%), làm tăng men gan, gây bệnh trầm cảm ở nhiều người, tăng chảy máu các vết mổ (1,04%) và làm khởi phát cơn khó thở ở những người vốn có hen suyễn hay gây tắc nghẽn mạn tính ở phổi.


Hiểu biết về thận - tiết niệu
Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bình thường cơ thể có hai quả thận hình hạt đậu có 2 mặt: mặt trước lồi, mặt sau phẳng. Bờ trong có vùng rốn thận. Bờ ngoài lồi. Bề mặt thận trơn láng nhờ được bọc trong bao mỏng gọi là vỏ thận. Kích thước bình thường dài khoảng 12cm, rộng 6cm, dày 3cm. Trọng lượng thận: trung bình khoảng 150 gam ở nam giới, ở nữ giới trọng lượng thận nhỏ hơn chút ít khoảng 130 gam. Thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống, ngay phía trước cơ thắt lưng.
Các chức năng sinh lý của thận được thực hiện thông qua 3 cơ chế chủ yếu: lọc máu ở thận, hấp thụ và bài tiết ở ống thận, sản xuất một số chất trung gian nưhư: Rênin, Erythoropoietin, Calcitonin, Prostagalandin...Như vậy thận có cả chức năng ngoại tiết và nội tiết.
Chức năng chính của thận là: tạo nước tiểu, qua đó duy trì sự hằng định của nội môi, quan trọng nhất là cân bằng nước và các chất điện giải, đồng thời đào thải các sản phẩm giảng hoà của cơ thể như: ure, creatinin, acid uric...


Một số bệnh liên quan đến thận
Phù
Phù là hiện tượng tăng dịch kẽ, ứ nước ở tổ chức dưới da. Phù chỉ có thể khu trú hoặc toàn thân với các mức độ nhẹ, vừa, nặng. Trong trường hợp phù nhẹ chỉ thấy nặng mặt, mí mắt hơi sưng. Trong trường hợp phù nhiều có thể phát hiện có nước ở màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn.
Nguyên nhân: Là do tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch, giảm áp lực keo trong lòng mạch, tăng thẩm tích mao mạch và giảm khả năng lưu thông bạch mạch.
Biểu hiện lâm sàng: dấu hiệu "lọ mực" là triệu chứng chính để phát hiện phù ở cẳng chân, mu chân. Để theo dõi phù cần biết cân nặng và lượng nước tiểu hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong trường hợp cầu thận thượng gặp phù toàn thân
Điều trị: Người thầy thuốc sẽ chuẩn đoán nguyên nhân gây phù và phân biệt phù do thận với phù do suy tim, suy gan, suy dinh dưỡng, viêm bạch mạch, viêm tĩnh mạch, dị ứng. Chế độ ăn uống trong điều trị phù rất quan trọng. Kết hợp với điều trị nguyên nhân.

Rối loạn chức năng cương
Chứng rối loạn chức năng cương còn gọi là chứng bất lực, liệt dương là hiện tượng bệnh lý của dương vật không đạt sự cương cứng cần thiết để đảm bảo sinh hoạt tình dục bình thường.
Nguyên nhân: rối loạn chức năng cương là nguyên nhân của vô sinh nam đồng thời ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống. Việc chuẩn đoán nguyên nhân nhiều khi khó khăn vì có nhiều nguyên nhân phối hợp: sau vỡ xương chậu, trong bệnh đái tháo đường, do yếu tố tâm lý, do bệnh mạch máu ngoại biên, do tổn thương tuỷ sống.
Biện pháp điều trị: nội tiết tố nam, đặt prothèse dương vật, phục hồi mạch máu, tiêm vào vật hang các chất giãn mạch (papaverin, phentolamin, ptostagladin E1-Alprostadil) đơn thuần hay phối hợp. Ơ’ nước ta các bài thuốc y học dân tộc bằng cây, con cũng có tác dụng.

Thận to
Là một triệu chứng thực thể được phát hiện ra qua thăm khám nhưng cũng có thể được người bệnh tự phát hiện thấy nếu mức độ to là đáng kể. Cần khai thác kỹ tiền sử gia đình, bản thân, về bệnh hệ tiết niệu của nưgười bệnh khi phát hiện thấy thận to.
Nguyên nhân:
Khối choán chỗ nh các nang (thường phát hiện bằng siêu âm, không kèm đau hay đái máu), khối u rắn (phát hiện bằng siêu âm, UIV + CT Scanner)
Thận đa nang: dựa vào tiền sử gia đình, 2 thận to, thǎm dò thấy thận to có nhiều nang và có thể có nang gan.
Nhiễm khuẩn, có thể không kèm tắc nghẽn đườg tiết niệu (viêm thận bể thận cấp hay viêm mủ bể thận, áp xe thận, hoại thư quanh thận) hoặc kèm theo tắc nghẽn đường tiết niệu (sỏi thận -tiết niệu, chít hẹp từ bên trong hoặc bên ngoài đường tiết niệu)
Thận to bù (nếu bên kia không có thận hoặc giảm chức năng)
Tổn thương mạch máu gây nhối máu thận hay tắc tĩnh mạch thận.
Các bệnh thận: bột thận, Luput, hội chứng thận hư... Chuẩn đoán xác định thận to dựa vào lâm sàng có dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận; cận lâm sàng dựa vào các phương pháp chuẩn đoán hình ánh
Cần phân biệt thận to với:
Gan to - Lách to - Khối u ổ bụng - U nang buồng trứng (ở nữ)
Người bệnh cần được phát hiện nguyên nân gây bệnh sớm, đặc biệt là khi có tắc nghẽn đường tiết niệu kèm nhiễm khuẩn hoặc khi nghi có khối u thận-tiêt niệu để có thể được điều trị kịp thời và hiệu quả.


Chế độ ăn cho bệnh nhân thận
Đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp:
Những thực phẩm nên dùng:
Chất bột đường: có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
Chất béo: nên sử dụng 30-35 g/ngày.
Chất đạm: giảm đạm tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.
Các loại rau quả: nếu trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Khi tiểu được nhiều thì mới ăn như bình thường.
Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
Các loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì... hoặc chỉ ăn dưới 150 g/ngày.
Không nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.
Không nên sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật.
Cần theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng lượng rau quả hợp lý.
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ: 100-150 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Thịt nạc hoặc cá: 50-100 g. Trứng vịt, gà:1 quả, tuần ăn 2-3 lần. Dầu ăn: 20-30 g. Rau: 200-300 g. Quả: 200-300 g. Dùng lượng nước bằng lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml. Chú ý trong giai đoạn phù phải Ăn nhạt hoàn toàn, khi hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.


Đối với bệnh nhân viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận:
Thực phẩm nên dùng:
Các loại gạo, mì, khoai sắn.
Chỉ nên sử dụng chất béo 20-25 g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.
Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ. Lượng đạm 1,5-2 g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.
Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.
Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế:
Không sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.
Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ:300-350 g. Thịt nạc hoặc cá 200 g hoặc 300 g đậu phụ. Dầu ăn 10-15 g. Rau 300-400 g. Quả 200-300 g. Muối 2 g.
Đối với bệnh nhân suy thận:
Thực phẩm nên dùng:
Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40 g/ngày, 2/3 là thực vật.
Giảm đạm; ăn thịt nạc, cá 50 g/ngày; sữa 100-200 ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần.
Ăn loại rau quả ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.
Thực phẩm không nên dùng:
Hạn chế gạo, mì, chỉ nên ăn dưới 150 g/ngày.
Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.
Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.
Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ 50-100 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Miến dong 100-120 g. Bột sắn, bột đao 20 g. Đường kính 30-50 g. Sữa tươi 100-200 ml. Thịt nạc hoặc cá 50 g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn 20-30 g. Rau 200-300 g. Quả chín 200-300 g.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 20/10/2010