Written by Trần Văn Nguyên
I. Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh:
1. Vỡ niệu đạo do chấn thương bên trong:
- Hay gặp do đặt thông tiểu lạc đường nhất là các ống thông cứng: sonde Béniqué, máy nội soi…
- Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng làm niệu đạo vị viêm loét, bị thủng, bị xơ hoá và hẹp… gãy các ổ áp xe quanh niệu đạo (hay gặp ở gốc bìu dương vật).
2. Vỡ niệu đạo do chấn thương từ bên ngoài:
- Do BN bị ngã ngồi trên vật cứng, 2 chân xoạc ra: như ngã ngồi trên thuyền hay trên cầu khỉ, do niệu đạo bị kẹp giữa vật cứng phía dưới và vòm của khớp mu ở phía trên nên bị dập ở vùng tầng sinh môn.
- Niệu đạo phần dương vật ít khi bị vỡ trừ những trường hợp đặc biệt: do bị chấn thương trực tiếp.
a) Niệu đạo dập không hoàn toàn:
Có thể bị dập phần bên trong như do đặt sonde tiểu lạc đường, niêm mạc niệu đạo và một phần vật xốp bị tổn thương (chưa bị huỷ), BN có ra máu ở lổ sáo, không có máu tụ ở TSM.
b) Có thể dập ở phần vật xốp, niêm mạc bên trong còn nguyên vẹn:
Sẽ có khối máu tụ ở TSM nhưng không có ra máu ở niệu đạo.
c) Niệu đạo có thể bị dập toàn bộ:
Máu sẽ ra nhiều ở niệu đạo, có máu tụ ở TSM, nếu máu tụ nhiều sẽ lan đến mặt trong hai bên đùi hình thành mãng máu tụ hình cánh bướm, đồng thời bìu căng to, tím bầm (do máu tụ).
Nếu có bí tiểu, bàng quang căng, nước tiểu sẽ rỉ thoát vào ổ máu tụ gây viêm tấy TSM, gây hoại tử mô và sau 48 giờ có mùi hôi thối như mùi cốc chết.
Các yếu tố nguy cơ:
+ Nam giới uống rượu say, đi không cẩn thận dễ bị té.
+ Do trời mưa, đi trên cầu cây hay tấm ván trơn trợt, không cẩn thận dễ té.
+ Dùng ống thông tiểu quá lớn, cứng.
+ Đặt ống thông tiểu không đúng kỹ thuật.
II. Chẩn đoán:
1. Trường hợp điển hình:
BN té ngồi trên vật cứng, sau thấy đau chói TSM và có ra máu ở lỗ sáo.
2. Sau chấn thương:
Sau ngã ngồi trên vật cứng, BN bị bí tiểu.
3. Thăm có máu ra ở lổ sáo:
- TSM có mảng máu bầm tím hình cánh bướm, có thể có bìu sưng to bầm tím do tụ máu. Khi có dấu hiệu hình cánh bướm thì là triệu chứng chắc chắn có vỡ niệu đạo trước.
- Lấy ngón tay ấn nhẹ vào điểm niệu đạo TSM, BN thấy đau chói và có máu chảy ra ở niệu đạo.
- Khám BN sẽ có cầu bàng quang.
- Chẩn đoán vỡ niệu đạo trước chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng:
+ BN té trên vật cứng.
+ Đau chói TSM; có dấu hiệu hình cánh bướm.
+ Máu ra ở lổ sáo.
+ BN bí tiểu, cầu BQ căng.
Với các triệu chứng này, dễ dàng chẩn đoán ở các tuyến (xã, huyện, tĩnh), không tốn kém gì.
III. Điều trị vỡ niệu đạo trước:
1. Trường hợp niệu đạo vỡ không hoàn toàn:
BN không có bí tiểu, niệu đạo ra máu 6 – 8 giờ tự hết, sau đó tiểu lại bình thường.
2. Trường hợp niệu đạo vỡ hoàn toàn:
- Cấp cứu:
+ Mở bàng quang ra da sớm, không cần giải quyết gì cho niệu đạo (không đặt sonde tiểu)
+ Giai đoạn kế tiếp:
Thường 5 – 7 ngày sau, niệu đạo hết ra máu, khối máu tụ TSM tan biến dần. Sẽ có:
* Trường hợp nhẹ: chụp UCR thấy niệu đo thông ta đặt một sonde mềm vào niệu đạo (nhẹ nhàng), nếu vào được bàng quang ta để lưu trong 5 – 7 ngày thay một lần, sau 2 tuần rút ống thông niệu đạo. Sau đó theo dõi trong vòng 2 năm.
* Trường hợp nặng:
· Chụp UCR, thuốc cản quang không vào được BQ thì ta chờ 3 tuần sau mổ lại và nối niệu đạo tận – tiểu kiểu Marion (cũng có nơi người ta mổ vào ngày thứ 5 – 7).
· Trường hợp niệu đạo bị đứt, xơ một đoạn dài > 2cm không khâu nối tận – tận được, tái tạo niệu đạo 2 thì:
o Thì I: đưa 2 đầu niệu đạo ra.
o Thì II: cuốn da làm thành niệu đạo bằng da bìu hay da TSM.
3. Trường hợp nhiễm trùng ở TSM (Phlegmon Urineux)
Do nước tiểu thấm vào ổ máu tụ ở TSM và nhiễm trùng, viêm tấy lan toả, trường hợp này rất nặng, cần điều trị.
- Cho kháng sinh liều cao, phổ rộng, hồi sức tích cực.
- Mở BQ ra da, đặt Pezzer dẫn lưu khoang Retzius.
- Xẻ rộng TSM để dẫn lưu, vào tới niệu đạo và lấy đi máu cục, dịch hoại tử và dẫn lưu tốt.
(Biến chứng gây hẹp niệu đạo, nhiễm trùng, thiểu năng tình dục… Nếu được xử lý cấp cứu kịp thời thì nguy cơ hẹp niệu đạo cũng rất cao sau một thời gian sớm nhất trong 1 tháng, muộn nhất 2 năm).
Chuyên đề TLT (26/11/2024) Chuyên đề sỏi niệu (27/11/2024) Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (30/11/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024)