Written by Trần Văn Nguyên
I. ĐỊNH NGHĨA
CYSTOSTOMY:
• Là chuyển lưu nước tiểu ra ngoài qua ngả trên xương mu (derivation).
• Không phải là dẫn lưu (drainage).
II. TỪ KHOÁ
• Bí tiểu (urinary retention).
• Chấn thương niệu đạo (urethral trauma).
• Vỡ BQ (bladder rupture).
• Dứt dương vật (penile amputation).
• Dò BQ-âm đạo (cysto-vaginal fistula).
III. MỤC TIÊU
Kể được 3 chỉ định mở BQ ra da.
Phát biểu được 2 kỹ thuật làm.
Nêu ra 2 biến chứng của mỗi kỹ thuật.
IV. CHỈ ĐỊNH
1. Bí tiểu mà không đặt thông niệu đạo được.
2. Cho niệu đạo và/hoặc BQ nghỉ ngơi:
• Tổn thương niệu đạo.
• Tạo hình niệu đạo.
• Tạo hình dò BQ-âm đạo, dò BQ-trực tràng.
• Đứt dương vật.
3. BN rối loạn đi tiểu mà ASA 4:
• Bướu lành TLT, (K?).
• TBMMN.
• K trực tràng giai đoạn cuối.
V. KỸ THUẬT BẰNG TROCAR
• Là một nòng rộng, gồm hai nửa mảnh ghép lại nhờ kẹp:
• 1. Kim bằng inox đặc, có xẻ một rãnh nhỏ bên thâm kim. Đầu kim nhọn, đuôi kim leo tròn, có lỗ nhỏ thông rãnh của thân kim.
• 2. Nòng trô ca là 2 mảnh inox mỏng ghép lại thành một ống tròn ôm sát kim.
• 3. Kẹp là một khối vuông nhỏ, tách làm hai, ghép lại nhờ hai vis. Nhờ có kẹp, hai mảnh inox nòng trô-ca được ghép lại thành một ống tròn. Khi tháo rời hai vis, thì hẹp được tháo rời, và nhờ đó tháo rời hai mảnh nòng.
A. CÁCH LÀM
• 1. Luồn thử thông Foley qua lòng ống trô-ca trước xem thông có luồn qua được dễ dàng không.
• 2. Ngay tại giường bệnh nhân, dưới gây tê tại chỗ, bệnh nhân được rạch da khoảng 1-15cm, dùng kim 18G chọc trước vào bàng quang để thǎm dò hướng đi và bề dày thành bụng.
• 3. Đâm trô-ca, khi trô-ca lọt vào bàng quang thấy nước tiểu vọt ra khỏi đuôi trô-ca và cảm giác "hẫng".
• 4. Rút kim ra, luồn thông Foley vào bàng quang, bơm bóng 10cc.
• 5. Kéo ông trô-ca ra, mở vis. tháo rời kẹp, tháo rời 2 mảnh ống. Kéo thông ra sát thành bụng.
• 6. Khâu da một mũi, vừa để cố định ống thông.
B. LƯU Ý
• -Bàng quang sẽ được bơm cǎng, càng cǎng càng tốt, ít nhất là 200cc nếu bệnh nhân không có cầu bàng quang. Có 2 cách bơm cǎng bàng quang: qua thông niệu đạo hay nếu không đặt được thông niệu đạo thì chọc dò bàng quang bằng kim chọc tuỷ sống số 18G rồi bơm nước vào bàng quang (2 ,10,11).
• -Trên bệnh nhân đã mang thông niệu đạo lưu nhiều ngày, thì việc bơm cǎng bàng quang khá khó khǎn do bàng quang bị viêm, co thắt, thường khó bơm quá 150ml. Chúng tôi dùng phương pháp kéo nơ niệu đạo, kiểu như kéo nơ cầm máu sau mổ bóc bướu lành tiền liệt tuyết, bóng chẹn bít cổ bàng quang và do đó có thể bơm cǎng đến 300ml.
• -Nếu cầu bàng quang không đủ cǎng và không thể bơm cǎng bàng quang, thủ thuật được tiến hành dưới siêu âm để tránh làm thủng ruột
CÁC Ống thông
VI. MỔ HỞ
Tê tại chỗ hoặc tê tuỷ sống.
Đường mổ giữa dưới rốn trên xương mu.
Ống thông mở ra da là Foley hoặc Malecot, Pezzer.
Đánh giá cổ BQ-TLT và các bệnh lý khác: sỏi, bướu BQ, túi ngách…
Các biến chứng
1. Mở vào phúc mạc.
2. Thủng ruột.
3. Viêm tấy sau xương mu-Retzius.
4. Chảy máu.
5. Nhiễm trùng tiểu.
6. Ống thông nằm ngòai BQ.
Vỡ bàng quang
Soi bàng quang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://carecure.rutgers.edu/spinewire/Research/Suprapubic.htm
2. http://www.meb.uni-bonn.de/dtc/primsurg/docbook/html/x7893.html
3.http://content.karger.com/ProdukteDB/produkte.asp?Doi=64873
Chuyên đề TLT (26/11/2024) Chuyên đề sỏi niệu (27/11/2024) Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (30/11/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024)