Written by Trần Văn Nguyên
cas I. BN nam, 70 tuổi, VV vì bí tiểu, đang mang thông tiểu lưu. ASA = 3, TLT 50g, nội soi thấy BQ chống đối độ 1, tắc ngõ ra cổ BQ-TLT hoàn toàn. Urê máu = 10mmol/ml, creatinin máu = 200 ųmol/ml, ECG thíếu máu cơ tim sau dưới. Tiểu đường type 2 đã điều trị nội ổn định, chưa có biến chứng rõ nét ở cơ quan đích.
1. Theo bạn nên làm thêm CLS gì?
2. Theo bạn PP điều trị tốt nhất của BN trong giai đoạn này là:
a. CĐNS bán cấp
b. Mang thông tiểu về và tái khám sau 1 tuần
c. Mở BQ ra da.
d. Hội chẩn tim mạch nên làm thêm gì.
3. Nếu quyết định CĐNS TLT nên giải thích gì với BN?
4. Trước khi CĐNS cho Bn nên giải thích, Bn có thể bị: CHỌN CÂU SAI
a. NMCT sau CĐNS
b. Chảy máu sau cắt đốt
c. Tiểu không kiểm soát
d. Không có biến chứng gì cả. Đây là phẫu thuật rất an toàn.
4. Biến chứng đáng sợ nhất ở Bn này là gì:
a. NMCT
b. Chảy máu
c. Viêm phổi bệnh viện.
d. Bí tiểu sau khi rút thông tiểu.
cas II.
BN nam, 30 tuổi, VV vì sỏi NQ P ngang L5, 1x1.3 cm gây thận ứ nước độ 1.
1. PPđiều trị ưu tiên một là:
a. Tán sỏi ngoài cơ thể.
b. Tán sỏi nội soi.
c. Lấy sỏi qua nội soi sau phúc mạc.
d. Mổ hở lấy sỏi.
2. Nếu tán ngoài cơ thể sỏi vỡ hết, BN có thể bị:
a. Sốt sau tán.
b. Có dấu Steinstrass (sỏi vụn xếp thành chuỗi bên dưới) trên film KUB kiểm tra sau tán
c. Thận ứ nước nhiều hơn sau tán
d. Tất cả đúng.
3. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật tán sỏi niệu quản qua nội soi:
a. LASER.
b. Khí động học.
c. Thuỷ lực.
d. Tất cả đúng.
4. Sau 2 tuần tán sỏi niệu quản nội soi trường hợp trên, BN tái khám, CLS gì nên làm?
5. Nếu echo thấy thận ứ nước nhiều hơn (độ 2), KUB thấy còn 1 sỏi 4mm ngay chỗ sỏi trước khi tán thì nên làm gì?
Cas III. Một BN nam, 80 tuổi, vào viện vì bí tiểu, bạn làm gì trước tiên:
a. Đặt thông tiểu. b. Cho siêu âm
c. Khám lâm sàng d. Hỏi bệnh sử
1. Ong ta bị bón 3-4 ngày nay, đã khám bác sĩ chuyên khoa niệu vì tiểu khó và dùng xatral 5mg, 1vx2/ngày uống 3 tháng nay. Ong đã đựoc mổ bắt cầu động mạch vành cách nay 5 tháng. Bạn làm gì thêm:
a. Cho siêu âm b. Đặt thông tiểu
c. Khám lâm sàng d. Đo ECG.
2. Bạn khám cho ông, thấy ông rất gầy, mạch-HA bình thường, có cầu bàng quang, thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to #40g nghĩ là bướu lành. Các CLS trong giới hạn bình thường, chỉ có urê máu=17mmol/L, creatinin máu=153mmol/L. Bạn làm gì tiếp:
a. Đặt thông tiểu và cho xuất viện, lưu ống thông hẹn 1 tuần tái khám.
b. Mời BS chuyên khoa thận.
c. Cắt đốt nội soi.
d. Mở bàng quang ra da.
3. Tuần sau, bệnh nhân trở lại, urê-creatinin bình thường. Bạn làm gì tiếp:
a. Lưu ống thông tiếp 1 tuần nữa.
b. Làm các cận lâm sàng khảo sát niệu động học.
c. Cắt đốt nội soi.
d. Mở bàng quang ra da.
SỎI NIỆU
---0---
1. Thứ tự các CLS để chẩn đoán sỏi niệu?
2. Y nghĩa của echo trong sỏi niệu?
3. Các diễn biến của sỏi niệu quản?
4. Biến chứng của sỏi niệu quản?
5. Chỉ định làm UPR?
6. Sỏi urat là gì?
7. Sỏi struvit là gì?
8. Nói một người bị sỏi niệu thì 25% số người trong gia đình bị sỏi, nghĩa là sao?
9. Tiêu chuẩn điều trị nội sỏi niệu?
10. Sỏi bàng quang, triệu chứng và ý nghĩa?
11. Y nghĩa của thuốc (tây y và đông y) trong điều trị sỏi niệu?
12. Bị sỏi niệu, khi nào thì cho kháng sinh? Tốt, xấu?
13. Thức ăn và sỏi niệu?
14. Cách dự phòng sỏi niệu tốt nhất là gì?
Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (25/09/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024) Bệnh án BPH (30/01/2024) Bệnh án sỏi niệu (15/08/2024)