BS ĐỖ LỆNH HÙNG, BS NGÔ XUÂN THÁI
I. Đại cương :
- Bướu tuyến thượng thận là nguyên nhân gây tăng tiết bệnh lý các nội tiết tố và nằm trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa kết hợp với nội tiết.
- Bệnh lý bướu tuyến thượng thận ngày càng đa dạng. Biểu hiện chính của bệnh bao gồm hội chứng tăng huyết áp động mạch và các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa à bệnh cảnh rất phong phú tùy vào vị trí và đặc tính khối u.
- Phẫu thuật cắt bỏ bướu tuyến thưọng thận được thực hiện thành công lần đầu tiên bới S.Roux và C.Mayo (1926).
II. Nhắc lại sơ lược về giải phẫu và sinh lý :
1. Giải phẫu :
- Bình thường có 2 tuyến thượng thận nằm 2 bên cột sống, trên thận, 1/10 trùm lên đầu thận, 9/10 dọc bờ trong thận, trên rốn thận. Mỗi tuyến nặng 3-6 gram khi trưởng thành.
Hình 1 : thận và tuyến thượng thận
- Bổ dọc tuyến thượng thận, ta thấy cò 2 vùng : bên ngoài là vỏ, bên trong là tủy.
Hình 2 : các lớp tuyến thượng thận
- Mạch máu và thần kinh :
o Động mạch : có 3 động mạch nuôi dưỡng tuyến thượng thận :
§ Động mạch tuyến thượng thận trên : xuất phát từ động mạch hoành dưới
§ Động mạch tuyến thượng thận giữa : xuất phát từ động mạch chủ
§ Động mạch tuyến thượng thận dưới : xuất phát từ động mạch thận
o Tĩnh mạch : các tĩnh mạch tuyến thượng thận chủ yếu đổ về tĩnh mạch trung tâm tuyến thượng thận. Tĩnh mạch tuyến thượng thận phải đổ về tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch tuyến thượng thận trái đổ về tĩnh mạch thận.
o Thần kinh: đa số là các tế bào thần kinh giao cảm trước hạch chi phối trực tiếp tế bào tủy thượng thận.
- Bạch huyết: ít ở vùng vỏ, nhiều ở vùng tủy, chủ yếu đổ vào các hạch bạch huyết lân cận
Hình 3 : động mạch tuyến thượng thận
1. Sinh lý :- Vỏ thượng thận gồm 3 lớp : lớp cầu, lớp bó và lớp lưới tiết ra các loại hormon steroid chính là :
o Lớp cầu : tiết mineralocorticoid là aldosterone
o Lớp bó : tiết glucocorticoid là cortisol
o Lớp lưới : tiết androgen
- Tủy thượng thận : tủy thượng thận thuộc về mô ngoại bì có nguồn gốc thần kinh giao cảm. Tủy thượng thận tiết ra hai hormon chính là adrenalin và nor-adrenalin, ngoài ra còn tiết dopamin.
Hình 4 : các tuyến nội tiết trong cơ thể
a. Tác dụng của mineralocorticoid :
- Aldosterol tạo ra 90% hoạt tính mineralocorticoid, còn 10% còn lại do cortisol và một số corticoid khác
- Một số tác động của aldosterone:
o Tác dụng lên sự tái hấp thu Natri và bài tiết Kali của ống thận : làm tăng sự hấp thu natri và bài tiết Kali từ tế bào biểu mô ống góp
o Tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và áp suất động mạch: tăng hấp thu nước song song với tái hấp thu Natri từ ống thận và góp phần làm tăng áp suất động mạch do tăng thể tích tuần hoàn hữu hiệu.
o Tác dụng lên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột già: tác dụng tương tự với ống thận
- Các yếu tố điều hoà sự bài tiết aldosterone :
o Nồng độ Kali dịch ngoại bào
o Hoạt động của hệ Renin-angiotensin
o Nồng độ Natri ngoại bào
o Hormon ACTH từ thùy trước tuyến yên
b. Tác dụng của Glucocorticoid :
- Cortisol là hormon chính của lớp bó vỏ thượng thận, chiếm 95% sự hoạt
động của Glucocorticoid.
- Một số tác dụng của Glucocorticoid :
o Tác dụng lên sự chuyển hóa Glucid :
§ Tăng sinh đường mới
§ Giảm sử dụng đường bởi tế bào
o Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa protein :
§ Làm giảm protein tế bào do tăng dị hóa.
§ Tăng protein gan và protein huyết tương.
§ Tăng amino acid máu.
o Tác dụng lên chuyển hoá lipid :
§ Tăng huy động acid béo từ tổ chức mỡ, tăng nồng độ acid béo tự do
trong huyết tương và sử dụng chúng cho năng lượng, đồng thời tăng oxy
hóa các acid béo trong tế bào do sự giảm vận chuyển Glucose vào trong tế
bào mỡ.
o Tác dụng chống viêm nhờ cortisol làm vững màng lysosome và màng tế
bào, giảm sự phá hủy màng, giảm tạo thành acid arochidonic là tiền chất
của prostaglandin và leukotrien.
o Tác dụng phong bế phản ứng dị ứng do ức chế phản ứng miễn dịch
trong cơ thể.
o Tác dụng lên tế bào máu và miễn dịch :
§ Cortisol làm giảm bạch cầu đa nhân ưa acid và lympho trong máu, với
liều lớn làm teo tất cả tổ chức lympho trong cơ thể, giảm tất cả lympho B,T
và kháng thể à giảm miễn dịch toàn thân nói chung.
o Tăng tạo hồng cầu (gây đa hồng cầu trong những trường hợp tăng
cortisol kéo dài)
- Điều hòa bài tiết cortisol :
c. Tác dụng của androgen :
- Chủ yếu gồm DHA (dehydro-epi-androsteron), 11-β-OH-
∆-4-androstenedion và ∆-5- androstenedion có tác dụng kích thích sự hình
thành đặc điểm sinh dục phụ. Keto-steroid là một phần nhỏ của các sản
phẩm đồng hoá androgen, làm tăng tổng hợp protein và đối kháng tác dụng
dị hóa của Glucocorticoid.
- Ngoài ra vỏ thượng thận cũng bài tiết 1 ít estrogen.
d. Tác động của các hormon tủy thượng thận :
o Kích thích thần kinh giao cảm đến tủy thượng thận gây tăng giải phóng
một lượng lớn adrenalin và nor-adrenalin vào hệ tuần hoàn, từ đó đi dến tất
cả các mô cơ thể, trung bình khoảng 80% là adrenalin và 20% là
nor-adrenalin, ngoài ra còn có một ít tiền chất của dopamin.
o Tác động adrenaline : thụ thể α1, β1, β2
o Tác động nor-adrenalin : thụ thể α1, α2, β1
- Adrenaline và nor-adrenaline luôn được giải phóng bởi tủy thượng thận
đồng thời với kích thích trực tiếp hệ thần kinh giao cảm.
- Adrenaline làm tăng co bóp cơ tim và tăng tần số tim. Gây co động mạch
và tiểu động mạch tạng (trừ động mạch mạc treo tràng). Giãm mạch vành và
mạc treo tràng, giãn nhẹ động mạch cơ vân lúc nghỉ. Làm giảm nhu động
ruột, gây co cơ trơn, gây tăng chuyển hóa và tăng đường máu.
- Nor-adrenaline chủ yếu làm co những tiểu động mạch và tĩnh mạch ngoại
biên, tăng sức cản ngoại biên. Làm chậm nhịp tim, tăng lưu lượng máu
mạch vành, giãn những động mạch lớn của cơ xương, giãn cơ phế quản,
làm tăng phân hủy glucose và giải phóng acid béo từ mô mỡ. Gây tăng
huyết áp mạnh và kéo dài hơn adrenalin nhưng không gây tăng đường máu.
- Dopamin không có tác dụng chọn loc trên thụ thể alpha và beta, tác dụng
chủ yếu làm giãn động mạch hệ thống và tăng lưu lượng tim dẫn tới tăng lưu
lượng máu tới thận.
- Điều hòa bài tiết :
o Giảm thấp khi ngủ do điều hoà theo cơ chế thần kinh giao cảm.
o Tăng trong tình thế khẩn cấp, đường huyết giảm, lạnh, stress,…
III. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán các bướu tuyến
thượng thận :
Bướu tuyến thượng thận có thể có triệu chứng lâm sàng hoặc không có, có thể lành (adenoma) hoặc ác (carcinoma)
Một số hội chứng thường gặp trên lâm sàng :
1. Hội chứng Conn do tăng Aldosterone nguyên phát:
a. Sinh lý bệnh :
Nồng độ aldosterone tiết ra từ lớp cầu vỏ thượng thân quá cao gây giảm kali/máu, tăng Natri máu, mất ion H+ trong máu
b. Lâm sàng :
- Mất Kali +tăng Natri máu gây :
o Nhược cơ
o Tụt huyết áp khi đứng do giảm nhạy cảm các áp thụ quan.
- Giảm khả năng cô đặc nước tiểu của các ống thận.
- Giảm bài tiết Insuline (50%) nên các chất Carbonhydrat khó tiêu hóa
- Tăng huyết áp động mạch do tăng hấp thu nước theo khuynh nồng độ
- Hệ thần kinh cơ dễ bị kích thích : chuột rút, dị cảm, co cứng cơ, dấu hiệu Chvostek.
- Các hội chứng uống nhiều, khát nhiều, đặc biệt về đêm
c. CLS :
- Điện tim : rối loạn nhịp tim, trên ECG thấy ST chênh, sóng T dẹt và sóng bướu xuất hiện ở các đạo trình trước tim.
- Sinh hóa :
o Máu : Kali giảm <3mEq/l. kiềm chuyển hóa, tăng Natri và Clo máu.
o Nước tiểu : Kali nước tiểu tăng (>30mEq/24h)
o Định lượng hormon xác định chẩn đoán : ngưng các thuốc huyết áp và spinorolactone trong vòng 2 tháng, cho an chế độ 120mEq Natro/ngày, tiến hành định lượng renin và aldosterone trong máu ở tu thế đúng 1h và tư thế nằm 1h. Nếu aldosterone/máu >150pg/ml và renin giảm dưới 0,7ng/ml là có hội chứng tăng tiết aldosteron tiên phát
- Có thể áp dụng nghiệm pháp chẩn đoán : thử nghiệm điều trị với các UCMC (captopril) và lợi tiểu tiết kiệm Kali (Aldacton) thấy đáp ứng rõ rệt (tăng Kali máu + hạ Huyết áp rõ rệt trong hội chứng Conn)
- Hình ảnh :
o CT scan cho phát hiện bướu vỏ tuyến thượng thận với độ nhạy 80-90% (hình ảnh đặc trưng là khối bướu với tỷ trọng thấp)
o MRI và I131 cho phép phát hiện quá sản tuyến thượng thận
d. Chẩn đoán phân biệt :
- Tăng Aldosteron thứ phát : hội chứng Schwatz – Barter, v.v …
- Mất Kali do thuốc lợi tiểu Thiazid trên bệnh nhân tăng huyết áp không rõ nguyên nhân.
- Mất Kali do bệnh tiểu quản thận làm tăng huyết áp nhưng viêm bể thận, viêm thận mạn tính.
2. Hội chứng Cushing :
Hội chứng Cushing được định nghĩa là các rối loạn gây ra do sự tăng sản xuất quá mức cortisol
a. Nguyên nhân :
- 80% do bướu tuyến yên tăng tiết ACTH (bệnh Cushing).
- 10% do sự tiết ACTH từ bướu carcnoid ngoài tuyến yên (phổi, tuyến ức, đường ruột), bướu tiểu đảo tụy, carcinoma tuyến giáp, pheocromocytoma, ung thư tế bào nhỏ tuyến tiền liệt.
- 5% do adenoma tuyến thượng thận.
- 5% do carcinoma tuyến thượng thận. (ở trẻ em thì carcinoma tuyến thượng thận là nguyên nhân thường gặp nhất).
b. Lâm sàng :
Khả năng hội chứng Cushing cao khi hiện diện từ 3 triệu chứng trở lên :
- Béo phì (ở phần trên cơ thể), dấu mặt trăng, cổ trâu, ngực giữa hai vai và lưng trên dầy mỡ (trái lại chân tay nhỏ, khẳng khiu, đặc biệt là khi có teo cơ).
- Vết rạn da đỏ tím ở bụng, thân mình, gốc đùi.
- Tăng huyết áp (90% trường hợp)
- Bệnh về cơ như yếu cơ đoạn gần, đau cơ, chuột rút do nhiễm kiềm giảm Kali máu
- Thay đổi cảm xúc, tăng kích thíhc, khó ngủ và đôi khi có rối loạn tâm thần
- Loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương
- Tiểu đường hoặc không dung nạp Glucose trong 80% trường hợp (Smith 16th)
- Các dấu hiệu khác như : phù, sạm da, tụ máu dưới da, tăng tiết bã nhờn,…..
Hình 5 : biểu hiện hội chứng Cushing
a. Chẩn đoán : để chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán nguyên nhân, cần phải dựa thêm vào các dấu hiệu cận lâm sàng và các nghiệm pháp chẩn đoán :
- Máu :
o Bạch cầu có thể tăng từ 12000 đến 20000/ml (20% lympho, eosinophile rất ít hoặc không có,
o Tăng nồng độ Natri, CO2 trong máu, giảm kali máu.
o Rối loạn lipid máu, tăng đường huyết,…
- Các xét nghiệm chẩn đoán chuyên biệt cho hội chứng Cushing :
o Đo Cortisol nước tiểu 24 giờ :
o Cortisol nước tiểu bình thường từ 10-50 microgram/24h. Nghĩ đến hội chứng Cushing khi tăng trên 2 lần so với bình thường.
o Dương giả có thể gặp trong trường hợp đau ốm, trầm cảm, nghiện rượu. Béo phì đơn thuần không làm tăng Cortisol/ nước tiểu trên múc bình thường.
Test ức chế ACTH và cortisol bằng dexamethasone liều thấp(nghiệm pháp Liddle-1962):
- Dùng Dexamethasone liều thấp để tạo phản ứng feedback (-) lên tuyến yên làm giảm ACTH và cortisol trong máu ở người bình thường. Với người bị hội chứng Cushing thì ACTH và cotisol không giảm.
- Phương pháp thực hiện : cho 1mg Dexamethasone bằng đường uống lúc 11h tối, sau đó lấy máu lúc 8-9h sáng và đo lượng cortisol trong máu. Nếu nồng độ dưới 5μg% là bình thường, nồng độ cortisol/máu ≥ 10 μg% là có bệnh; với nồng độ cortisol nằm trong khoảng 5-10 μg% thì chẩn đoán chưa chắc chắn, cần phải thử lại và đo them cortisol nước tiểu.
- Dương giả khi bệnh nhân bệnh nặng, rối loạn tâm lý, nghiện rượu. Khoảng 15% bệnh nhân béo phì không có feedback (-) với dexamethasone.
Xét nghiệm để định nguyên nhân của hội chứng Cushing : dùng để xác định nguyên nhân hội chứng Cushing trên bệnh nhân với độ nhạy lên đến 95%.
- Đo nồng độ ACTH máu : thực hiện sau khi đã xác định có hội chứng Cushing.
- Xét nghiệm thực hiện bằng cách đo nồng độ ACTH bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ (IRMA), kết quả như sau :
- Đo nồng độ androgen máu : ở người adenoma tuyến thượng thận thì nồng độ androgen trong máu bình thường hoặc thấp; trong khi đó carcinoma tuyến thượng thận thì lại tăng rõ rệt.
Các xét nghiệm để phân biệt giữa u tuyến yên tiết ACTH và hội chứng tiết ACTH lạc chỗ :
- Test dexamethasone liều cao :
o Cho bệnh nhân liều cao dexamethasone : 2mg mỗi 6h trong vòng 24h, sau đó đo nồng độ cortisol trong máu và cortisol tự do trong nước tiểu. Nếu như là bệnh tuyến yên thì trên 50% trường hợp có giảm cortisol so với truớc. Còn trong hội chứng tiết ACTH lạc chỗ thì không có hiện tượng này
- Test kích thích metapyrone :
o Đây là một test để đánh giá suy tuyến yên : metapyron ức chế chuyển hoá 11-desoxycortisol thành cortisol. Ở người bình thường, khi nồng độ cortisol/máu giảm sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH như vậy sẽ tăng nồng độ 17-hydroxycorticosteroid.
o Như vậy bệnh nhân có bệnh Cushing thì nồng độ 17-hydroxycorticosteroid sẽ từ mức bình thường đến cao trong nước tiểu. Còn bệnh nhân trong hội chứng tiết ACTH lạc chổ thì không có hiện tượng này
- Đo nồng độ ACTH trong máu tĩnh mạch xoang đá : là xét nghiệm mang tính trực tiếp nhất, đặc biệt là khi so sánh nồng độ ACTH lại tĩnh mạch sau xoang đá với nồng độ ACTH lại các tĩnh mạch xung quanh khác có thễ xác định ACTH tiết ra từ tuyến yên hay không.
a. Các chẩn đoán hình ảnh :
Chẩn đoán vị trí tăng tiết ACTH : Các xét nghiệm có giá trị trong việc tìm kiếm vị trí khối bướu tăng tiết ACTH là CT scan và MRI
Hình 6 : u uyến yên tiết ACTH
- Với bệnh nhân có hội chứng Cushing, khi nghi ngờ nguyên nhân do bướu tuyến thượng thận gây tăng tiết cortisol cần được CT scan với nhát cắt 3mm qua tuyến thượng thận. Khối bướu thượng thận gây nên hội chứng Cushing thường có kích thước ≥ 3cm đường kính, vì vậy rất dễ quan sát. Bướu adenoma thường từ 3-6cm trong khi carcinoma lại có kích thước >5cm và thường đã xâm hại đến phổi và gan tại thời điểm chẩn đoán. Tuyến thượng thận đối bên thường teo nhỏ do cơ chế feedback. Tuyến thượng thận hai bên tăng kích thước thường trong bệnh Cushing hoặc bướu tăng tiết ACTH lạc chỗ.
- MRI và siêu âm cũng có thể góp phần chẩn đoán, tuy nhiên không có lợi ích hơn rõ rệt so với CT scan.
Hình 7 : phác đồ chẩn đoán hội chứng Cushing
Hình 8 bệnh Cushing gây u tuyến thượng thận 2 bên
Hình 9 adenoma tuyến thượng thận phải gây hội chứng Cushing
a. Biến chứng:
- Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ. Bệnh nhân có thể có xơ cứng da bì, nhiễm trùng toàn thân, gãy xương cột sống, xương sườn do loãng xương. Sỏi hệ niệu ít gặp hơn và là hậu quả của việc tăng hủy xương. Loạn tâm thần hiếm gặp và thường giảm sau phẫu thuật thành công.
1. Hội chứng Apert-Gallais do tăng tiết Androgen của vỏ thượng thận :
- Hội chứng thường biểu hiện ở nữ giới, trẻ em cả 2 giới. Phần lớn là do tăng sản lớp lưới tuyến thượng thận bẩn sinh do thiếu hụt enzym tuyến thượng thận, chủ yếu là men 21hydroxylation gây lưỡng giới giả nữ và dậy thì sớm ở trẻ nam. Hậu quả của thiếu men làm tăng tiết androgen, giảm tiết cortisol.
- X/n nước tiểu cho thấy nồng độ 17 corticosteroide thường cao, 17 OH bình thường hay giảm. Pregnanetriol thường cao, ACTH cũng cao.
- Các nghiệm pháp kìm hãm Liddle hoặc kích thích đều không đáp ứng.
- Chẩn đoán vị trì bướu dựa vào siêu âm, CT scan, MRI.
2. Carcinoma vỏ thượng thận:
- Đây là những bướu xuất phát từ vỏ thượng thận, mang tính chất ác tính, ít gặp nhưng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trên 40 tuổi.
- Nguyên nhân hiện nay vẫn còn chưa biết rõ, tuy nhiên tình trạng dị hợp tử trên nhiễm sắc thể 11P, 13Q, hoặc 17P có thể có vai trò trong cơ chế bệnh sinh
- Đa số carcinoma tuyến thượng thận có triệu chứng (78% theo Luton và cộng sự). Một khối bướu vỏ thượng thận mà tiết androgen thì hầu hết là cacinoma vỏ tuyến thượng thận. Thường thì carcinoma vỏ tuyến thượng thận cũng tăng tiết các hormon khác, vì vậy biểu hiện trên lâm sàng và CLS có thể kết hợp cả biểu hiện của hội chứng Cushing, hội chứng Conn và các biểu hiện của tăng androgen (biểu hiện rõ nhất ở nữ giới trong khi ở nam giới thì đôi khi tiềm ẩn)
- U thường có kích thước lớn, trung bình >10cm, bướu trên 40gram >90% là ác tính. Tiêu chuẩn nghi ngờ ác tính là có mặt ổ hoại tử, chảy máu, tổ chức xơ, calci hóa trong bướu và những xâm lấn mạch máu. Thường thì bướu đã có xâm lấn tại chỗ ở gan và phổi khi phát hiện. Tỷ lệ sống sau 5 năng là 35% (Icard và cộng sự - 1992).
- Phân loại carcinoma vỏ tuyến thượng thận theo Mac Farlane gồm :
o Giai đoạn 1 : bướu đơn độc <5cm
o Giai đoạn 2 : bướu đơn độc >5cm
o Giai đoạn 3: xâm lấn tại chỗ hay xâm lấn hạch với bất kì kích thước nào
o Giai đoạn 4: xâm lấn tại chỗ và/hoặc hạch di căn.
- Các xét nghiệm sinh hoá : đóng vai trò chẩn đoán:
o 17 OH và 17-Ketosteroid tăng cao
o Không đáp ứng với các nghiệm pháp kích thích ACTH, metopiron.
o Không đáp ứng với nghiệm pháp kìm hãm Liddle.
o ACTH huyết tương giảm.
- Các xét nghiệm hình ảnh : đóng vai trò định vị thương tổn:
o Siêu âm, CT scan, MRI giúp xác định vị trí, kích thước, tính chất và vị trí thương tổn cũng như xâm lấn tại chỗ, di căn hạch, di căn xa.
3. Các bướu tủy thượng thận : Pheochromocytoma
Pheochromocytoma là bướu tạo thành từ tế bào ưa chrom xuất phát từ mào thần kinh, là một trong những hội chứng cao huyết áp có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 1% trong các nguyên nhân gây CHA (Smith 16th)
a. Sinh lý bệnh: bướu gây tăng tiết catecholamin tủy thượng thận là adrenalin, nor-adrenalin và dopamin một cách không liên tục.
- Có khoảng 60% pheochromocytoma là tổng hợp nor-adrenalin đơn thuần, 40% pheochromocytoma tổng hợp nhiều loại catecholamin (đa số là adrenalin). Tùy vào loại catecholamine mà biểu hiện tăng huyết áp có thể khác nhau :
o Loại tăng tiết nor-adrenaline là chủ yếu : tăng huyết áp thường xuyên hoặc cơn kịch phàt.
o Loại tăng tiết chủ yếu adrenaline : tăntg huyết áp chủ yếu nhưng lại có cơn trụy mạch, hạ huyết áp (70% trường hợp)
o Loại tăng chủ yếu Dopamin : không có tăng huyết áp
b. Một số đặc điểm của pheochromocytoma bao gồm :
- 10-15% nằm ngoài tuyến thượng thận.
- 5-10% bướu 2 bên tuyến thượng thận
- 10% là bướu ác tính
- 10-15% pheochromocytoma có nhiều vị trí nằm trong bệnh cảnh đa bướu nội tiết (MEN2A-MEN2B)
- 10% pheochromocytoma mang tính cách di truyền và lâ truyền qua NST trội (Von Hippel Lindau)
- Bệnh thường gặp ở trẻ em và cần thiết phải điều tra gia đình để phát hiện nhửng thể tiềm tàng.
c. Chẩn đoán bệnh :
Lâm sàng :
- Tăng huyết áp động mạch là triệu chứng thường gặp:
- Tăng huyết áp kịch phát gặp trong 30% trường hợp, kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, xáy ra sau stress, huyết áp tâm thu tăng thêm 30mmHg so với huyết áp trung bình kèm các dấu hiệu tam chứng Ménard (nhịp tim nhanh, đau đầu, ra quá nhiều mồ hôi), có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, phù phổi cấp. Sau cơn cao huyết áp thì bệnh nhân mệt lả, tim chậm và có thể trụy tim mạch sau đó
- Tăng huyết áp thường xuyên gặp trong 60% trường hợp. Thường gặp ở người trẻ, huyết áp cao hơn bình thường 20-25mmHg, đáp ứng kém với các thuốc huyết áp và gây ảnh hưởng nhanh đến đáy mắt. Có thể kèm với những cơn cao huyết áp kịch phát kèm tam chứng Ménard.
Thể lâm sàng :
- Thể tâm thần : trầm uất, lo lắng, hoang tưởng
- Thể cân ung thư : số, ho khan, giảm Kali máu, tăng clo máu, đa hồng cầu,…
- Thể tiềm tàng không có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt.
- Thể pheochromocytoma trên bệnh nhân mang thai với nguy cơ cao cho cả mẹ và thai nhi.
Cận lâm sàng :
- Sinh hóa máu : tăng glucose máu. Tăng glucose niệu, rối loạn huyết học (tăng hồng cầu, tăng bạch cầu đa nhân)
- Định lượng catecholamine trong huyết tương ít làm do nhiều sai số
- Định lượng catacholamine trong nước tiểu cho phép chẩn đoán 90% các trường hợp :
Chẩn đoán hình ảnh :
- Siêu âm có độ nhạy 75% nếu bướu tại tuyến thượng thận, thường pheochromocytoma có kích thước từ 3cm trở lên.
- CT scan có độ nhạy 90%, cho phép xác định vị trí cà 2 bên và các bướu lạc chỗ. Kết quả âm tính giả khi đường kính bướu dưới 1,5cm và nhửng bướu ngoài ổ bụng nếu không chụp mở rộng lên ngực, tiểu khung. Ngoài ra CT scan còn cho phép xác tính tính chất bướu (hoại tử, vôi hóa, …).
- Ngoài ra MRI và MIBG (Meta-IodoBenxyl Guanidine) hay định lượng phân mẫu hormon nhờ đặt Catheter TMC dưới cho phép xác định vị trí bướu chính xác hơn, đặc biệt là các bướu lạc chỗ, những bướu nhỏ và bướu ác tính tái phát hay di căn.
1. U tuyến thượng thận phát hiện ngẫu nhiên :
Các tình huống phát hiện ngẫu nhiên bao gồm :
- Ngẫu nhiên khi thăm khám hình ảnh ở bệnh nhân có bệnh lý ngoài tuyến thượng thận
- Biểu hiện của rối loạn tuyến thượng thận không phát hiện ra
- Biểu hiện triệu chứng liên quan khác với biểu hiện tuyến thượng thận, lâm sàng không tương xứng với hình ảnh
- Việc đánh giá cần phải toàn diện về phương diện hình ảnh, chứng năng nhằm phát hiện và điều trị ngay khi cần thiết do khả năng ác tính từ các adenoma không triệu chứng.
2. Các loại bướu khác :
- Bướu Neuroblastoma : bướu xuất phát từ mào tế bào thần kinh. Đa số bướu nằm sau phúc mạc, tuy nhiên có khoảng 45% tại tuyến thượng thận. Ở trẻ con, neuroblastoma là bệnh ác tính thường gặp đứng hàng thứ 3 sau ung thư máu và u não và hầu hết đều mắc phải ở 2,5 năm đầu cuộc sống.
- Oncocytoma tuyến thượng thận : thường lành tính, không gây triệu chứng, thường phát hiện phát hiện khi đã to. Do khó loại trừ cacinoma tuyến thượng thận nên việc điều trị thường là phẫu thuật cắt bỏ
- Nang tuyến thượng thận : lành tính, kích thước nhỏ (0,1-1,5cm đường kính), không triệu chứng, thường được phát triển một cách tình cờ khi khám.
- Các loại u tuyến thượng thận hiếm gặp như u tuyến thượng thận 2 bên do lao, ung thư nơi khác di căn, nấm hoặc tình trạng viêm mãn tính : tương đối hiếm, thường xuất hiện bướu tuyến thượng thận 2 bên kèm bệnh cảnh không có gì đặc biệt (có thể kèm triệu chứng các bệnh gốc) chứng năng tuyến thượng thận thường bình thường hay giảm nhẹ.
IV. Điều trị phẫu thuật bướu tuyến thượng thận:
1. Chỉ định phẫu thuật :
- U vỏ thượng thận gây hội chứng Cushing: điều trị bằng phẫu thuật có hiệu quả cao.
- U tuyến yên gây bệnh Cushing : điều trị phẫu thuật cắt tuyến thượng thận chỉ là phương pháp điều trị sau cùng sau khi các phương pháp khác đã thất bại (nội khoa, phẫu thuật tuyến yên). Tuy nhiên với trẻ em và phụ nử có thai, phẫu thuật tuyến thượng thận có thể áp dụng ngay từ đầu để tránh những rối loạn tăng trưởng
- Pheochromocytoma : phẫu thuật cắt bỏ bướu gắn liền với điều trị nội khoa sát trước – trong – sau khi mổ
- U thượng thận gây hội chứng Conn hoặc bướu gây các biểu hiện nam tính
- U thượng thận không bài tiết có kích thước ≥ 5 cm hoặc gây đau. Với bướu <5cm, gần theo dõi sát bằng siêu âm, CT scan kiểm tra sau 3,6,12 tháng, nếu kích thước tăng nhanh cần phải có chỉ định phẫu thuật
Hình 10 : phác đồ chẩn đoán và xử trí bướu tuyến thượng thận
1. Chuẩn bị trước mổ :
Chiến lược điều trị chung trước mổ của các bướu tuyến thượng thận bao gồm chuẩn bị nội khoa thật kỹ nhằm hạn chế bài tiết nội tiết tố hoặc tác dụng của chúng lên cơ quan đích.
a. Với bướu tủy thượng thận (pheochromocytoma): mục tiêu điều trị trước mổ là bình ổn huyết áp trước mổ. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc chống tác dụng co mạch và hậu quả giảm thể tích tuần hoàn của catecholamin. Sử dụng các thuốc điều trị trước mổ một vài tuần
- Thuốc alpha-bloquant (prazosine) đối lp tác dụng co mạch của nor-adrenaline và cho phép phục hồi thể tích tuần hoàn thích ứng
- Thuốc beta-bloquant chống tác dụng tăng nhịp tim của catecholamin,
- Thuốc ức chế calci kiểm soát rất tốt những cơn CHA và rối loạn nhịp tim
b. Đối với hội chứng Conn :
- Mục đích điều trị là bình ổn tình trạng huyết áp cao bằng các thuốc ức chế men chuyển (Lopril), điều chỉnh tình trạng hạ Kali máu bằng lợi tiểu tiềt kiệm Kali (Aldacton) và có thể điều trị Mineralocorticoid thay thế.
c. Hội chứng Cushing :
- Điều trị chủ yếu các biến chứng có thể gặp như : nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, thăng bằng điện giải và chú ý vấn đề tâm lý. Ngoài ra còn có thể sử dụng các thuốc đối kháng corticoid để điều trị những rối loạn do chứng tăng corticoid như CHA, đáí tháo đường nhưng vẫn còn rất hạn chế
2. Trong lúc mổ
a. Điều kiện phẫu thuật : điều kiện phẫu thuật phải được chuẩn bị thật tốt, tiền mê, gây mê an toàn và hiệu quả, tránh các cơn CHA kịch phát ngay khi đặt NKQ. Các phương tiện kỹ thuật phải được thực hiện tốt bao gồm :
- Monitoring theo dõi huyết động trong mổ
- Đo CVP
- Catheter động mạch quay để theo dõi áp lực động mạch
- Chuẩn bị thuốc điều chỉnh huyết động, máu, dịch truyền để dự phòng
các rối loạn huyết động sau mổ
b. Lưa chọn đường mổ :
Việc lựa chọn đường mổ rất quan trọnng. bướu tuyến thượng thận mang tính chất là một bướu nội tiết và phẫu thuật bướu tuyến thượng thận mang đặc điểm phẫu thuật mạch máu nên phải lựa chọn đường mổ để dễ dàng cắt bỏ u, đảm bảo an toàn, không bỏ sót.
- U tuỷ thượng thận : đường trắng giữa hoặc đường dưới sườn
o Lý do lựa chọn:
§ Tư thế thuận lợi cho gây mê và phẫu thuật viên, tránh những thao tác không cần thiết gây tăng phóng thích catecholamin ảnh hưởng huyết động
§ Bộc lộ rõ ràng, kiểm soát mạch máu chính xác
§ Cho phép kiểm soát các cuống mạch máu lớn trong trường hợp bướu lan rộng, xử trí được các thương tổn kết hợp hay di căn (gan, lách, tụy, thận)
Hiện nay, trên thế giới và ngay tại Việt Nam đang áp dụng nội soi ổ bụng cắt bướu tủy thượng thận
- U vỏ thượng thận : đặc điểm là tổ chức tuyến thượng thận và bướu dễ bị tổn thương do sự tăng bài biết Cortisol, vì vậy đường mổ vào bướu phải được lựa chọn để tránh nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng thành bụng, chậm liền sẹo
o Các đường mổ có thể lựa chọn bao gồm :
§ Đường dưới sườn trước bụng 1 bên : ưu điểm lá phẫu trường rộng, dễ thao tác, có thể xử trí các tổn thương phối hợp, tuy nhiên có khuyết điểm là dễ gây tổn thương các tổ chức lân cận (trong bệnh cảnh chung)
§ Đưởng hông lưng của YOUNG cho những bướu nhỏ hơn 5cm đã được áp dụng trong những năm gần đây, bên cạnh những ưu điểm như ít gây tổn thương tạng lân cận, giảm tối đa biến chứng thành bụng thì đường mổ này có phẫu trường tương đối hẹp, dẽ bỏ sót thương tổn và kiểm soát cầm máu không tốt.
o Phẫu thuật sội soi ổ bụng được áp dụng trên thế giớ từ năm 1992 và tại Việt Nam từ năm 1997 (Việt Đức), Nội soi hông lưng với những bướu <5cm được áp dụng trong những năm gần đây tại Việt Nam và thu được các kết quả khả quan.
o Với những bướu lớn : do tính chất phức tạp của khối bướu nên đường mổ thường được lựa chọn là đường mổ dưới sườn 1 bên hoặc 2 bên nhằm bộc lộ rộng rãi thương tổn, cho phép xử trí triệt để tổn thương tại chỗ, ăn lan và các tổn thương phối hợp khác.
c. Phẫu thuật cắt bỏ bướu :
- U phát triển gây tăng sinh mạng mạch máu rất phức tạp, thường bướu vỏ thượng thận có thân tĩnh mạch tuyến thượng thận lớn (có thể lên đến 1,5cm), tuy nhiên động mạch tăng sinh ít. Đối với bướu tủy tuyến thượng thận, động mạch thường rất phát triển tạo thành mạng động mạch sau tuyến , tĩnh mạch thường nhỏ nhưng phát triển thành mạng tĩnh mạch phụ sau tuyến – dày đặc khắp cả u.
- Vấn đề chính là kiểm soát cuống mạch máu chính, khống chế tĩnh mạch do tuyến thượng thận lả một tuyến nội tiết
d. Gây mê và hồi sức trong mổ:
Có vai trò rất quan trọng, phối hợp chặt chẽ với phẫu thuật viên trong những thì tiếp cận, bóc tách, cắt bỏ tuyến thượng thận nhằm đối phó với những biến chứng như tăng huyết áp đột ngột, trụy tim mạch sau cắt bướu, tăng nhịp tim, v.v…
e. Đánh giá kết quả điều trị :
- Với các trường hợp bướu vỏ tuyến thượng thận không phụ thuộc ACTH, rối loạn huyết động có thể gặp là các biểu hiện suy tuyến thượng thận do cắt đi phần lớn bướu trong khi tuyến thượng thận lành đối bên bị ức chế teo đi trong thời gian dài (u gây hội chứng Cushing). Biểu hiện bao gồm : mệt lả, tụt huyết áp, mạch nhanh, sốt cao, rối loạn tâm thần…
- Với các trường hợp bướu tủy tuyến thượng thận, biến chứng sau mổ chủ yếu là các biến chứng do tăng huyết áp quá mức hoặc tụt huyết áp gây nên. Ngoài ra còn có nguy cơ hạ đường huyết do tác dụng catecholamin gây ức chế insuline bị mất đi.
3. Điều trị các thể bệnh khác :
1. Bệnh Cushing do bướu tuyến yên :
- U nhỏ : phẫu thuật cắt bướu qua xương bướm (80%).
- Xạ trị bằng Cobalt (40-50 Gray).
- Điều trị ức chế nội tiết.
- Cắt bỏ tuyến thượng thận 2 bên nếu các phương pháp trên không hiệu quả, sau đó điều trị và liệu pháp nội tiết thay thế lâu dài.
2. U tiết ACTH : điều trị nguyên nhân gốc tùy theo thể bệnh
3. Tăng tiết aldosteron thứ phát do tăng sản vỏ thượng thận 2 bên : chỉ nên điều trị nội khoa để tránh tăng huyết áp và các rối loạn điện giải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christopher J. Kane : Disorders of the Adrenal Glsnds. In In Emil A.Tanagho, Jack W McAninch: Smith’s General Urology. McGraw-Hill, 2004, 492-510.
2. E. Darracott Vaughan and all : the Adrenal. In Walsh, Retik, Vaughan, Wein : Campbell’s Urology, 8th . Saunders, 2002, chap 101, 3508-3554.
3. Ngô Gia Hy : chẩn đoán chứng cường tuyến thượng thận. Ngô Gia Hy : Chẩn đoán niệu học. NXB Y học, 1984, 391-408.
4. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ, Hoàng Long : các u tuyến thượng thận. Bệnh Học Tiết Niệu. NXB Y Học Hà Nội, 2003, 700-730.
5. Nguyễn Quang Quyền : Thận và tuyến thưọng thận. Nguyễn Quang Quyền: bài giảng Giải Phẫu Học. NXB Y Học, 2001, 181-199.
6. Phạm Đình Lựu : sinh lý tuyến thượng thận. Sinh lý học Y Khoa. Trường ĐHYD TP.HCM, 2002, 81-91.
7. Trần Ngọc Sinh : bướu lành và ung thư vỏ thượng thận. Sổ tay Tiết Niệu Học lâm sàng. Nhà xuất bản Y Học, 2004, 42-45.
Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (25/09/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024) Bệnh án BPH (30/01/2024) Bệnh án sỏi niệu (15/08/2024)