Bài của Nhật Lệ, yk31, đt: 0908825634
Nếu một buổi sáng thức dậy với cảm giác khó chịu khôn tả: đau tức tinh hoàn, ắt hẳn bất cứ bạn nam nào cũng cảm thấy lo lắng vô cùng. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra: không biết như vậy có gì bất thường không nhỉ? Có phải là bệnh viêm nhiễm không? Tại sao lại đau như thế?
Hy vọng một vài thông tin sau đây sẽ làm các bạn bớt lo lắng.
Đau tinh hoàn chỉ là hiện tượng sinh lý:
1- Khi bạn nam có hưng phấn tình dục( ví dụ như sau khi xem các phim ảnh kích thích, tiếp xúc da thịt với bạn gái, hoặc đơn giản là do tưởng tượng,…) máu sẽ dồn về các mạch máu ở cơ quan sinh dục (dương vật) nhiều nên ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức (săn) tinh hoàn.
2- Cách thức kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu hay bạn nam mang vác nặng gây chèn ép dương vật và tinh hoàn cũng có thể gây nhức, mỏi tinh hoàn…
3- Xuất tinh quá nhiều hoặc không xuất tinh, ức chế xuất tinh trong quá trình quan hệ gần gũi đều có thể gây đau tinh hoàn.
àNhững hiện tượng này thường diễn ra mang tính chất có nguyên nhân, nghĩa là có kích thích, có cương cứng, có hưng phấn tình dục… thì mới đau nhức, mức độ đau nhức vừa phải, không quá khó chịu và thường tự hết sau một khoảng thời gian ngắn, không quá một, hai giờ. Đây là những căng tức sinh lý và có thể điều chỉnh nhờ sự điều chỉnh các yếu tố kích thích gây ra nó.
Hỏi: Đây có phải là lý do làm cho các ông hào phóng hoặc cặp bồ mới rất nhanh sau khi không còn tình cũ?
Ngoài ra, đau tinh hoàn có thể do các nguyên nhân sau:
1. Viêm mào tinh hoàn
- Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau.
- Viêm mào tinh hoàn không đặc hiệu thường do tạp khuẩn cấp tính hoặc mãn tính; lây nhiễm từ viêm đường tiểu. Cấy khuẩn nước tiểu có thể tìm ra nguyên nhân.- Viêm mào tinh hoàn đặc hiệu có thể do bệnh lao, lậu, giang mai…
2. Dãn tĩnh mạch thừng tinh:
- Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức, tăng khi vận động, hay gặp ở bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.
3. Thoát vị bẹn:
- Kèm theo cảm giác đau tức nặng là một khối sà xuống bìu, to nhiều khi chạy nhảy hay vận động nặng; nằm nghỉ thì tụt vào trong ổ bụng.
4.Chấn động cơ học:
- Do những hành động quá mạnh bạo trong khi quan hệ, tư thế không phù hợp, những người thường xuyên phải di chuyển nhiều (lái xe hoặc ngồi sau xe), nhất là đi xe đạp trong một thời gian dài hay trên những địa hình không bằng phẳng có thể dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn. Chỗ hiểm bị va đập vào vật cứng (thường gặp nhất khi chơi thể thao) cũng là một nguyên nhân. Vì vậy, nếu hiện tượng đau nhức tinh hoàn không diễn ra xung quanh những thời điểm có kích thích, có hưng phấn tình dục… mà xảy ra bất kỳ lúc nào, với mức độ đau tăng dần và thời gian biến mất chậm dần, kèm hiện tượng đau nhói, rất khó chịu và các dấu hiệu khác như đã nói trên (tiểu buốt, tiểu khó, đau lưng, tinh hoàn sưng, nóng, đỏ…) hay bạn nam đã từng có tiền sử viêm tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn là hiện tượng bất thường, cần đi khám để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị nếu cần thiết. Một câu hỏi được đặt ra là nếu ở nam có hiện thượng đau tinh hoàn sinh lý sau những hưng phấn tình dục không được giải quyết thì có hiện tượng tương tự như thế ở nữ giới hay không? Câu trả lời là có vì phụ nữ có thể thay đổi khí chất, nóng tính, trầm cảm hay rất đòi hỏi do họ phải chịu áp lực về tinh thần nhiều hơn về tình dục. Tuy nhiên sự thay đổi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nền văn hóa, sự giáo dục chính thống của mỗi xã hội và cả tuổi tác của mỗi người phụ nữ.
Nhưng để có một triệu chứng cơ năng rõ ràng như đau tinh hoàn ở nam giới thì thật sự không có nhiều thông tin đề cập đến.
Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2091#ixzz0dMjZWmA3http://namhoc.com.vn/?action=news&listid=44&trid=22&newsid=1018
Nắm bài khám niệu-sd trước khi đến lớp (25/09/2024) Bệnh án Hydrocele (17/04/2024) Những rối loạn sinh dục (02/04/2024) Circumcision-Cắt bao quy đầu (10/03/2024) Khám bẹn bìu và TTT (19/03/2024) Bệnh lý hình thái học tiết niệu (31/01/2024) Nhiễm trùng đường tiết niệu (30/01/2024) Tài liệu Tiền liệt tuyến (25/02/2024) Bệnh án BPH (30/01/2024) Bệnh án sỏi niệu (15/08/2024)