Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Vết thương mạch máu ngoại biên

Chẩn đoán và điều trị vết thương mạch máu ngoại biên

I. Chẩn đoán:

Bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng:

- Vết thương hở: các vết thương nằm gần trên đường đi của mạch máu cần phải lưu ý.

- Chấn thương kín: tổn thương mạch máu thường đi kèm với chấn thương xương khớp.

- Hỏi kỹ bệnh sử: cơ chế chấn thương, thời gian chính xác từ lúc bị thương cho đến khi nhập viện, biện pháp sơ cứu ban đầu.

- Khám triệu chứng toàn thân: hội chứng choáng mất máu.

- Khám vùng bị thương:

o Chảy máu: là dấu hiệu tại chỗ dễ thấy nhất, máu có thể chảy vọt thành tia.

o Vết thương mạch máu còn có thể biểu hiện bằng một khối máu tụ dưới da hoặc trong cơ, khối này có thể to lên nhanh chóng, ranh giới rõ ràng và căng cứng, rất ít khi đập theo nhịp mạch.

- Khám phần chi xa dưới chỗ tổn thương: Mất mạch dưới chỗ bị thương và 5 triệu chứng của thiếu máu cấp mà ta thường gọi là dấu hiệu 5P: trắng bệch, giảm hay mất cảm giác, đau, liệt, chi lạnh.

o Đau kiểu rát buốt bỏng do thiếu máu nuôi dưỡng.

o Chi nhợt nhạt, trắng bệch hoặc tím tái do khối máu tụ chèn ép đường trở về của tĩnh mạch.

o Mất mạch hoặc yếu hơn bên lành.

o Chi bị tổn thương lạnh hơn bên lành.

Không quên so sánh chi bị thương với chi bên lành.

Cần biết rằng khám lâm sàng tỉ mỉ có thể phát hiện và chẩn đoán được nhiều trường hợp vết thương mạch máu ngoại biên. Từ đó có thể chỉ định điều trị phẫu thuật cấp cứu mà không cần phải làm siêu âm mạch máu hay chụp động mạch, làm mất thời gian vàng để cứu chi.

II. Điều trị chấn thương mạch máu:

1. Cầm máu tạm thời đối với vết thương mạch máu:

- Đặt garo ở trên chổ tổn thương, chỉ định hết hạn chế trong các trường hợp sau  mỏm cụt; chi đã dập nát không còn khả năng bảo tồn; băng không hiệu quả và thời gian vận chuyển tới tuyến chuyên khoa dưới 4 giờ; hay trong khi chờ mổ.

- Băng ép có trọng điểm.

- Kẹp các mạch máu đang chảy máu bằng kẹp mạch máu thực hiện ở tuyến chuyên khoa có đủ trang thiết bị.

2. Cầm máu vĩnh viễn:

Được thực hiện ở tuyến chuyên khoa, khi đã chẩn đoán vết thương mạch máu thì phải mổ càng sớm càng tốt.

a. Đối với vết thương hở có tổn thương mạch máu:

Cắt lọc vết thương và thắt các mạch máu bị đứt (các mạch máu không quan trọng) ở ngay vết thương, hay khâu nối mạch máu.

b. Đối với tổn thương mạch máu trong chấn thương kín:

- Điều trị phẫu thuật:

o Bảo đảm hô hấp, bồi phụ khối lượng tuần hoàn, kiểm soát cầm máu, đánh giá toàn diện các thương tổn khác là những bước khởi đầu cần thiết. Chống nhiễm trùng và uốn ván đối với thương hở.

o Chuẩn bị phẫu trường rộng rãi bao gồm toàn thể chi bị tổn thương cũng như chi đối diện.

o Đường mổ dọc theo đường đi động mạch cần can thiệp.

o Kiểm soát đầu gần và đầu xa của động mạch trước khi phẫu tích đến đoạn thương tổn.

o Cắt lọc phần động mạch bị tổn thương đến mô lành.

o Dùng ống thông Fogarty lấy hầu hết máu cục trong lòng mạch. Bơm rửa lòng mạch bằng dung dịch Heparin và có thể dùng Heparin toàn thân.

- Các phương pháp phục hồi động mạch: gồm có

o Khâu thành bên hay khâu lỗ thủng động mạch.

o Vá thành bên động mạch bằng 1 miếng tĩnh mạch.

o Khâu nối trực tiếp động mạch tận – tận.

o Ghép động mạch bằng 1 đoạn tĩnh mạch tự thân lộn ngược đầu khi động mạch bị tổn thương quá 2 cm.

o Cầu nối động mạch khi tổn thương mô mềm nhiều.

- Nguyên tắc khâu nối mạch máu: Cần tôn trọng:

o Khâu lộn nội mạc ra ngoài.

o Miệng nối phải kín, không chảy máu.

o Miệng nối không căng.

o Miệng nối thông tốt.

o Mạch máu phải được che phủ bởi mô lành sau mổ.

c. Điều trị các tổn thương phối hợp:

- Các tổn thương phối hợp sẽ làm nặng nề và phức tạp thêm tình trạng BN, đôi lúc phải cắt cụt chi cấp cứu hoặc về sau để cứu tính mạng BN chính vì những tổn thương phối hợp đe dọa tính mạng BN.

- Xương gãy kèm theo: tốt nhất cố định xương gãy trước khi phục hồi lưu thông mạch máu. Trong một số trường hợp đặc biệt cần phải phục hồi lưu thông mạch để nuôi chi khẩn cấp, có thể làm shunt tạm trước khi phẫu thuật viên chỉnh hình cố định xương gãy. Vết thương tĩnh mạch; rất quan trọng đối với các tĩnh mạch lớn (nách, đùi, khoeo…) phải được phục hồi tối đa.

- Vết thương thần kinh: tốt nhất nên nối hoặc ghép ngay thì đầu nếu có điều kiện và tình trạng cho phép. Nếu không có thể phục hồi thì hai.

- Phần mềm: phải cắt lọc thật tốt tới tổ chức lành.

- Mở cân giải áp: hội chứng tăng áp lực khoang (hội chứng chèn ép khoang) gây ra bởi nhiều nguyên nhân – cơ chế khác nhau. Mở cân có tác dụng giảm phù nề, giải phóng chèn ép cả động và tĩnh mạch.

o Chỉ định ngay từ đầu:

+ Khi mổ thấy phần mềm phù nề phát triển.

+ Phối hợp vết thương tĩnh mạch.

+ Phần mềm tổn thương rộng.

+ Thắt mạch máu mà không khâu phục hồi lưu thông.

+ Choáng tụt huyết áp kéo dài.

o Chỉ định thì hai: sau mổ thấy phù nặng hơn các bắp cơ đau cứng.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 04/07/2011
 1  2 

Số lượt truy cập
11.009.246
442 người đang xem