Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Các biến chứng của hậu môn nhân tạo

Hậu môn nhân tạo (HMNT) là kỹ thuật thường được dùng trong thực hành phẫu thuật đại-trực tràng hàng ngày. Ðây là loại mổ được xem là đơn giản nhưng trên thực tế đã có nhiều biến chứng rất trầm trọng. 

 Vị trí được chọn làm HMNT
Vị trí trên đại tràng
Ðại tràng xích ma
Ðại tràng ngang
Ðại tràng trái
Manh tràng
Ðại tràng phải

Vị trí trên thành bụng
Hốc chậu trái
Hạ sườn trái
Hạ sườn phải


Loại HMNT
Quai HMNT (loop colostomy)
HMNT tận (end colostomy)
HMNT nòng súng
HMNT có cầu da
Mở manh tràng ra da

Thời gian dùng HMNT
Vĩnh viễn
Tạm thời

Chỉ định của HMNT
K đại-trực tràng
Vết thương, chấn thương đại-trực tràng
Xoắn ÐT, megacolon, Viêm loét ÐT

Tình huống làm HMNT
Mổ chương trình
Mổ cấp cứu

 

Biến chứng của hậu môn nhân tạo

Biến chứng sớm
Tắc ruột sớm
Thiếu máu tại chỗ gây hoại tử ruột
Thủng đại tràng
Sa HMNT (lòi ra)
Xuất huyết tại HMNT
Nhiễm trùng quanh HMNT
Tụt HMNT
Viêm phúc mạc do hở HMNT
Biến chứng muộn
Sa HMNT (lòi ra)
Sổ bụng (éventration) quanh HMNT
Xuất huyết tại HMNT
Hẹp miệng HMNT
K tái phát tại miệng HMNT
Tắc ruột
Thủng đại tràng
Nhiễm trùng quanh HMNT

Từ lâu nhiều người quan niệm rằng đây là kỹ thuật mổ đơn giản nên HMNT thường được giao cho các phẫu thuật viên trẻ thực hiện, nhưng trên thực tế lâm sàng hàng ngày cho thấy HMNT có thể có những biến chứng rất trầm trọng thậm chí có thể gây tử vong.

Chỉ định làm HMNT nhiều nhất là do ung thư đại-trực tràng, chiếm 89%. Về vị trí đại tràng được chọn làm HMNT thì 76,6% là đại tràng xích ma và đứng hàng thứ nhì là đại tràng ngang với 16,9%.

Biến chứng sớm nghĩa là xảy ra sau mổ trong vòng 30 ngày và 9,9% là biến chứng muộn. Mỗi loại có sắc thái riêng cần phân tích.Biến chứng sớm có đến 8 loại. Ðáng lưu ý nhất là tình trạng thiếu máu tại miệng HMNT. Một là do phẫu thuật viên không chú ý khi mổ. Hai là trong khi đưa HMNT ra đoạn ruột không được bóc tách tự do, nên ruột căng quá hoặc sau mổ bụng chướng thêm kéo căng HMNT khiến xảy ra tình trạng thiếu máu tại chỗ làm hoại tử tại miệng HMNT.

Miệng HMNT cũng chảy máu nhiều vì thế cần cầm máu cẩn thận để tránh tình trạng chảy máu sau mổ phải khâu lại. Nhiễm trùng quanh HMNT trong những ngày đầu là biến chứng đáng ngại. Các chỗ nhiễm phải được mở ra và dẫn lưu. Biến chứng này kéo dài ngày nằm viện và thầy thuốc cần theo dõi sát nhằm phát hiện sớm tình trạng viêm phúc mạc để giải quyết kịp thời.

HMNT thường được chỉ định cấp cứu trong các trường hợp tắc ruột do ung thư đại-trực tràng. Các trường hợp này nếu không làm kịp thời để giải áp thì manh tràng có nguy cơ bị thủng dội rất nguy hiểm. Khi làm HMNT cần lưu ý đính cẩn thận ruột vào phúc mạc. Nếu vì lý do gì không dùng được phúc mạc có thể đính ruột vào cân mạc hay thành bụng. Nên làm thêm đính lớp thứ nhì sau khi xẻ ruột ra giải áp.
Một số tác giả cẩn thận chỉ đính ruột bước đầu vài ngày sau chờ ruột dính thật tốt vào thành bụng rồi mới xẻ ruột già. Khi mổ chương trình có thể áp dụng dễ dàng kỹ thuật này nhưng trong tắc ruột cấp thì việc giải áp lại là điều cần thiết cho nên xẻ ruột ngay trong lần mổ này.
Hở một vài mũi chỉ khâu đã xảy ra viêm phúc mạc bị bỏ sót cho đến khi bệnh nhân được mổ thì đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc rất dễ tử vong.
Ðưa lộn đầu dưới ra ngoài, đầu trên khâu bít trong phẫu thuật Hartmann cấp cứu là biến chứng có thể nói là vô cùng hiếm chưa thấy nhắc đến trong y văn. Biến chứng này do phẫu thuật viên không tập trung cần phải tránh không thể để xảy ra.
Biến chứng muộn, nghĩa là hơn 30 ngày sao mổ, thường gặp là sa niêm mạc HMNT. Tình trạng sa này có thể ít có thể rất nhiều gây trở ngại cho bệnh nhân. Nếu sa ra ít và thử đẩy vào lại dễ thì chuộng cách đính HMNT vào thành bụng lại bằng nút áo theo kỹ thuật của Mayo. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh? là đã có một trường hợp thủng đại tràng gây viêm phúc mạc phải mổ cấp cứu. Dùng kỹ thuật Mayo phải nhẹ tay và phải chọn bệnh nhân đúng.
Nếu HMNT sa nhiều chỉ có cách là mổ lớn lại: cắt bỏ đoạn sa ra và làm HMNT lại. Kỹ thuật đặt HMNT sau phúc mạc (trong phâũ thuật Miles) được mô tả nhiều trong các sách kinh điển không được thực hiện nhiều tại Khối Ngoại.

Tuy không rõ kỹ thuật này có chắc chắn ngừa được biến chứng sa HMNT hay không, nhưng phẫu thuật viên cần khâu lấp kín các lỗ hở giữa đại tràng và thành bụng để tránh thoát vị nội gây tắc ruột sau mổ. Tắc ruột có thể xảy ra sớm cũng như có thể xảy ra ở thời điểm rất xa cuộc mổ đầu tiên làm HMNT.
Thoát vị thành bụng quanh miệng HMNT là biến chứng rất khó sửa chữa.
Ðiều may mắn là trong loạt này không gặp nhiều. Qua nghiên cứu này, cho thấy biến chứng liên quan đến HMNT thường là do lỗi kỹ thuật và có thể tránh được nếu phẫu thuật viên làm việc nghiêm túc.
KẾT LUẬN.


Biến chứng sớ? đáng ngại là hở HMNT, gây viêm phúc mạc rất nguy hiểm dễ bỏ sót. Thủng HMNT cũng không thể xem thường. Lỗi kỹ thuật là nguyên nhân chính. Vì thế phẫu thuật viên phải thật cẩn thận khi làm HMNT. Kỹ thuật phải đúng đắn và phải có theo dõi thường xuyên trong những lần tái khám bệnh nhân.

 

TÓM TẮT:

Ðặt vấn đề: hậu môn nhân tạo (HMNT) là kỹ thuật thường dùng khi phẫu thuật đại-trực tràng. Biến chứng sau mổ thường xảy ra và có khi rất nặng.

Mục tiêu: nêu các biến chứng đang hiện hành nhằm rút ra những điều cần cải thiện để nâng cao chất lượng điều trị.

Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả: Có 8 loại biến chứng sớm trong đó nguy hiểm nhất là hở HMNT gây viêm phúc mạc và rất hiếm gặp là đưa lộn đầu ruột già phía dưới ra ngoài trong khi đầu trên khâu bít lại. Biến chứng muộn đáng lưu ý là HMNT sa ra ngoài và sổ bụng (thoát vị ) quanh HMNT.

Kết luận: Hầu hết các biến chứng liên quan đến HMNT là do lỗi kỹ thuật. Do vậy không nên xem nhẹ việc thực hiện HMNT. Phẫu thuật viên cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc mổ và theo dõi bệnh nhân trong thời gian còn nằm viện cũng như tái khám định kỳ nhằm phát hiện biến chứng mà xử trí kịp thời.

bài của Đoàn Dương Chí Thiện, yk34
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 10/05/2011
THÔNG TIN TIÊU ĐIỂM

Số lượt truy cập
11.009.515
480 người đang xem