Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Thoát vị thành bụng

 Thoát vị thành bụng là một trạng thái bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong xoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng.

I. Định nghĩaThoát vị thành bụng là một trạng thái bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong xoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng.

 

 

II.    Phân loại

 

1. Thoát vị vùng bẹn-đùi:

a. Thoát vị bẹn trực tiếp

b. Thoát vị bẹn gián tiếp

c. Thoát vị bẹn thể kết hợp

d. Thoát vị đùi  

2. Thoát vị thành bụng trước:

a. Thoát vị rốn

b. Thoát vị thượng vị

c. Thoát vị spigelian

3. Thoát vị vết mổ

 

III.      Phân biệt với thoát vị nội:

Các thoát vị thành bụng được xem là thoát vị ngoại. Cần phân biệt với thoát vị nội là sự thoát vị của ruột qua một lổ khiếm khuyết trong xoang bụng.

IV.  “Biến thể” của thoát vị thành bụng:

1.   Thoát vị gian thành là một hình thức thoát vị thành bụng trong đó tạng thoát vị cũng di chuyển qua một chỗ yếu của thành bụng, nhưng không ra phiá ngoài thành bụng, mà nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng.

2.   Thoát vị Richter cũng là một hình thức thoát vị thành bụng, nhưng chỉ một phần của thành ruột phía bên đối diện với bờ mạc treo bị thoát vị.

3.   Thoát vị trượt hình thành là do có sự “trượt” của một tạng, mà một phần thành của nó cấu thành nên phúc mạc, qua một chỗ yếu của thành  bụng. Một phần thành tạng thoát vị cấu thành nên một phần túi thoát vị.

 

 

 

http://www.ngoaikhoathuchanh.info/vn/chitiettintuc.aspx?IDTT=267201023752&IDLOAI=2672010223754
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 23/10/2010