Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Viêm ruột thừa ở thai phụ

Viêm RT trong thai kỳ cũng thường gặp,khoảng 1/1500 bằng với người bình thường cùng độ tuổi.
Viêm RT trong thai kỳ là một trong những bệnh phải mổ cấp cứu thường gặp.
Khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, ảnh hưởng đồng thời cả mẹ và con.

 

          Viêm RT là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất. Khoảng 8% dân số các nước phương tây bị VRT cấp trong quãng đời của họ

 

 Tuổi thường gặp từ 10 đến 30 tuổi

         Chẩn đoán và xử trí sớm giúp ngăn ngừa biến chứng( biến chứng chung 5% với VRT chưa vỡ, 30% đối với VRT đã vỡ).

         Viêm RT trong thai kỳ cũng thường gặp,khoảng 1/1500 bằng với người bình thường cùng độ tuổi.

         Viêm RT trong thai kỳ là một trong những bệnh phải mổ cấp cứu thường gặp.

         Khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, ảnh hưởng đồng thời cả mẹ và con.

         Viêm RT trong thai kỳ dễ gây sẩy thai trong 3 tháng đầu và sinh non trong 3 tháng cuối.Biến chứng nếu chẩn đoán trễ: sẩy thai sau mổ 1,5% với RT chưa vỡ, 35% với RT vỡ.

         Cần chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời, chính xác

         Phẫu thuật nội soi điều trị VRT cấp phổ biến ở người bình thường và cả phụ nữ mang thai?

 

 

 

         Năm 1554, Fernet (Pháp) đã mô tả bệnh VRT.

         Năm 1736, Amyand(Anh) báo cáo mổ thành công VRT.

         Năm 1886, Reginald Fitz( Boston, Mỹ) mô tả chi tiết bệnh lý VRT (appendicitis).

         Năm 1889 Mc Burney( Mỹ) mô tả điểm đau của hầu hết bệnh VRT  (điểm Mc Burney)

         Năm 1987 Phillip Moret (Pháp) mổ nội soi cắt túi mật mở ra thời kỳ mới của ngoại khoa.

         Nhiều nghiên cứu chứng minh phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm trên bệnh nhân có thai an toàn và hiệu quả:

         -Theo Guideline của Society of American Gastrointestinal and Endoscopic Surgeons (SAGES):for Diagnosis,Treatment, and Use of Laparoscopy for Surgical Problems during Pregnancy: Cắt RTNS có thể thực hiện an toàn ở bệnh nhân có thai.

         RT, hồi tràng và đại tràng lên cùng bắt nguồn từ núm ruột giữa( midgut). RT bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 8 của thai kỳ

         RT bắt đầu quá trình quay cùng với ruột từ tháng thứ . .  . .của thai kỳ.

         RT dài trung bình từ 6-10cm ở người lớn, thể tích lòng RT 1ml. Gốc RT nằm ở nơi chụm của 3 dải cơ dọc của manh tràng. Đầu RT nằm ở nhiều vị trí khác nhau, thường gặp nhất là cạnh manh tràng, ít gặp hơn là tiểu khung, và ngoài phúc mạc (7%)

III. NGUYÊN NHÂN:

         Tắc lòng RT(60%): do hệ thống lympho trong RT sưng to gây tắc nghẽn lòng RT.

         Nhiễm khuẩn và tắc nghẽn các mạch máu RT

         Kết hợp cả hai nguyên nhân trên.

 

IV. LÂM SÀNG:

         Viêm RT dể chẩn đoán nhưng triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, thay đổi tùy theo tuổi, tùy từng bệnh nhân, có thể lầm với nhiều loại bệnh khác.

         Lâm sàng:

         Đau hố chậu (P): khởi phát đau thượng vị hoặc quanh rốn sau đó khu trú HC(P).

         rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

         Sốt: thường sốt nhẹ > 380C, thường tăng cao khi có biến chứng.

         Đề kháng thành bụng vùng HC(P).

         Với VRT ở người có thai: từ tháng thứ nhất đến tháng thứ tư, năm, triệu chứng gần giống người bình thường. Chú ý phân biệt rối loạn tiêu hóa do thai.

         Sau 5 tháng, điểm đau HC(P) có thể thay đổi do tử cung đẩy RT lên cao, có thể nằm  ở HS(P), hông (P), quanh rốn


 

V. CLS:
CTM:
– Bạch cầu tăng cao >10000/mm3, đa số là đa nhân trung tính
– Với người có thai, thường số lượng BC cao hơn người bình thường
Siêu âm bụng:
– Rất có giá trị trong VRT cấp, với các dấu hiệu: dấu ấn không xẹp. Đường kính ngoài > 6mm. Dấu ngón tay. Dấu hình bia. Tụ dịch quanh RT…. Nếu VRT muộn sẽ có thêm các triệu chứng khác.
– Siêu âm có độ nhạy > 85%, và độ đặc hiệu >90%. Với người có thai, siêu âm có độ nhạy thấp hơn.

CT Scan trong trường hợp khó chẩn đoán, có độ nhạy >90%.

 




VI. Chẩn Đoán Phân Biệt
• Viêm manh tràng
• Viêm hạch mạc treo
• Viêm túi mật cấp
• Cơn đau sỏi tiết niệu
• GEU
• Nang BT xoắn, vỡ
• PID
• Viêm phần phụ
• Viêm dạ dày
• Viêm tụy
• Tắc ruột

VII. Điều Trị
• Viêm RT cần điều trị ngoại khoa càng sớm càng tốt. Phẫu thuật: mổ mở và mổ nội soi
• Phẫu thuật nội soi cắt RT viêm là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong cấp cứu bụng ngoại khoa với nhiều ưu điểm: ít đau, ít nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn. Sẹo mổ nhỏ, ít thoát vị vết mổ…
• Với người có thai, phẫu thuật nội soi cắt RT nói riêng và các bệnh lý cấp cứu khác nói chung đã được thực hiện từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới với độ an toàn cao
• Tại VN: từ tháng 01/2001-07/2004 có 41 cases cắt RT trên BN có thai( BV Chợ Rẫy) trên tất cả 3 tháng đầu, giữa, cuối thai kỳ. Tỉ lệ sẩy thai giữa mổ hở và mổ NS là như nhau
• ở nước ngoài: tại Đài Loan 2005( Wu JM, Chen KH và cs) đã thực hiện 11cases/ 1235 bệnh nhân cắt RTNS. Tuổi thai từ 4-30 tuần và an toàn với tất cả tuổi thai.
• Bệnh nhân khám sản trước, sau mổ và trước khi xuất viện.
• Dùng thuốc giảm gò tử cung (salbutamol) trước và sau mổ.
• Theo dõi tim thai liên tục trước,trong và sau mổ.
• Bệnh nhân gây mê NKQ, nằm nghiêng (T), đầu thấp. CO2 áp lực 8_12mmHg. Đặt 3 trocar: 1 trocar 10 mm ở dưới hoặc trên rốn tùy tuổi thai theo pp Hasson,1 trocar 10mm ở HSP,1 trocar 5mm ở thượng vị hoặc HCP. Trong 3 tháng đầu 2 trocar sau ở 2 hố chậu.

BS.Nguyễn Văn Nghĩa, PGĐ bvđktpct.

 

 

 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 23/10/2010