Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
HBV MARKERS (viêm gan siêu vi B)

 HBV MARKERS (viêm gan siêu vi B)

 

Bảng 1

 

XN

Cấp

Hết bệnh

Mạn (lây)

Mạn (ngủ)

Đột biến

Miễn dịch

HBsAg

+

-

+

+

+

-

HBeAg

+

-

+

-

-

-

Anti-HBs

-

+

-

-

-

+

Anti-HBe

-

+

-

+

+

-

IgM anti-HBc

+

-

+

-

-

-

IgG anti-HBc

-

+

+

+

+

-

HBV DNA

> 105 copies/ml

_

> 105 copies/ml

102-104 copies/ml

> 104 copies/ml

_

SGOT/SGPT

+++

bt

+++

bt

+ or ++

bt

 

 

Bảng 2

 

HBsAg

HBeAg

anti-HBc
IgM

anti-HBc
IgG

anti-HBs

Trường hợp

+

 

+

 

Đang trong giai đoạn viêm cấp

+

+

 

+

Đã qua thời kỳ viêm cấp - dễ lây nhiễm người khác

 

 

 

+

Đã qua thời kỳ viêm cấp, hoặc được chủng ngừa - hoàn toàn hồi phục

HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay vi rút ) Hepadna với khả năng tồn tại cao. Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6 tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C. HBV có genome gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên các antigen:

  1. HBsAg (kháng nguyên bề mặt) : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
  2. HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển
  3. HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao
  4. gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
  5. gen P

Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV (xem hình). Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.

Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.

Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.

Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ ganung thư.

Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.

Ngoài ra, phòng thử nghiệm có thể dùng HBV DNA-p và HBV DNA trong máu hay trong mẫu thử lấy từ gan dùng để biết HBV đang phát triển hay không.


 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 21/10/2010