Cho đến nay, đậu nành được xem là nguồn thực phẩm chính cung cấp các phytoestrogen.
I. Đại cương:
Các sản phẩm từ đậu nành được chứng minh có chứa hàm lượng isoflavon đáng kể, trong đó hạt đậu và bột đậu chứa hàm lượng cao nhất (tương ứng là 1400-1530 mg/kg và 1310-1980 mg/kg). Các sản phẩm lên men đậu nành bao gồm tương đặc (miso) và đậu phụ cũng có hàm lượng isoflavon khá cao (290 - 530 mg/kg). Coumestrol được tìm thấy với nồng độ cao nhất trong chồi cỏ ba lá đỏ (Trifolium pratense) (5611 mg/kg) và cỏ linh lăng (Medicago sativa) (720 mg/kg), sau đó là giá đậu xanh (47mg/kg). Hublon có trong bia chứa nhiều các flavonoid prenyl hoá. Khi phytoestrogen gắn với thụ thể estrogen có thể tạo nên nhiều đáp ứng sinh học khác nhau. Nếu sau khi gắn kết nó kích thích thụ thể thì hoạt tính thu được gọi là chủ vận. Tuy nhiên có loại phytoestrogen sau khi gắn kết với thụ thể sẽ ức chế đáp ứng sinh học dạng estrogen, khi đó nó có tác dụng đối vận.Một yếu tố chủ chốt quyết định đến tác dụng chủ vận hay đối vận của phytoestrogen là ái tính gắn kết với thụ thể estrogen. Nếu đáp ứng sinh học được tạo ra với nồng độ phytoestrogen tương đương với nồng độ estradiol thì chúng được xem là chất chủ vận. Ngược lại, các thành phần có tác dụng estrogen yếu đòi hỏi nồng độ rất cao để tạo nên tác dụng với mức độ như estradiol. Điều này cũng đúng đối với các chất đối vận. Một số phytoestrogen là các chất chủ vận cực kỳ yếu, thậm chí không thể kích thích thụ thể estrogen cả ở liều rất cao và có thể có cả tác dụng đối vận, chúng được xem là chất đối vận một phần.
II. Dịch tế học và lâm sàng
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu dịch tễ học, chủ yếu so sánh các nhóm phụ nữ châu Á với nhóm phụ nữ Âu - Mỹ đã được báo cáo và cho thấy các chế độ ăn giàu phytoestrogen cải thiện các triệu chứng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh và có thể dự phòng ung thư vú, loãng xương và bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên các chất này thể hiện tác dụng sinh học thông qua các cơ chế cực kỳ phức tạp. Tác dụng của chúng trên tế bào phụ thuộc vào lượng thụ thể α và β của estrogen.Vào năm 2000, một nghiên cứu tổng hợp đã chỉ ra rằng các isoflavon có tác dụng bảo vệ yếu trên sự mất xương hậu mãn kinh.Đặc biệt mối liên quan giữa chế độ ăn giàu phytoestrogen và tần suất thấp mắc phải ung thư vú và ung thư niêm mạc tử cung đã được khảo sát rất kỹ lưỡng và được khẳng định, đặc biệt trên quần thể phụ nữ sinh sống ở Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan) và Hawai. Sử dụng nhiều chế phẩm đậu nành trong thời gian dài tỏ ra có liên quan đến giảm nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ do buồng trứng tiết ra và có tác dụng bảo vệ trên nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu tiến cứu trên 22.000 phụ nữ Nhật Bản được công bố năm 2003 đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu isoflavon với xúp miso và chao làm giảm gần 50% nguy cơ tương đối mắc phải ung thư vú.
Đọc thêm:
1. Ngoài việc dùng để trị các bệnh u xơ tiền liệt tuyến, suy nhược cơ thể, thần kinh; giúp ổn định huyết áp, đường huyết; chữa tăng cholesterol; chùm ngây còn là thuốc ngừa thai...
2. Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.
Hy vọng mới cho bn tiểu đường type 1 (12/08/2013) Adrenal insufficiency (08/08/2013) ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1,5 (28/07/2013) Sao phải học giỏi nội tiết? Nguyễn Chấn Hùng (18/11/2012) Corticoides (03/07/2011) Đái tháo đường type 2 (03/07/2011) Loãng xương (03/07/2011) Ngộ độc cấp Barbiturate (03/07/2011) Bệnh án mẫu của cô Thy Khuê (05/05/2011) Bướu giáp (12/12/2010)