Chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường và điều trị đái tháo đường type 2 không có thai và có thai
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mãn tính cùng các rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mở, chất khoáng do thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Các rối loạn này có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính do tăng đường huyết hoặc các biến chứng muộn chủ yếu là các biến chứng mạch máu.
I. Chẩn đoán đái tháo đường gồm:
- Chẩn đoán ĐTĐ khi HbA1c ≥ 6,5 %. Chẩn đoán phải được xác định bằng cách đo lập lại HbA1c.
- Không cần lập lại HbA1c nếu BN có triệu chứng của tăng đường huyết và glucose huyết tương > 200 mg/dL (> 11,1 mmol/L).
- Nếu không đo được HbA1c thì sử dụng tiêu chí chẩn đoán dựa trên đường huyết:
1. Một mẩu đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết.
2. Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (sau 8 giờ không ăn).
3. Đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống ≥ 200 mg/dL.
II. Tiền đái tháo đường
- Nhóm có nguy cơ cao bị ĐTĐ.
- Rối loạn đường máu đói khi đường huyết tương lúc đói ≥ 110 mg/dL và < 126 mg/dL (# 5,6 – 6,9 mmol/L)
- Rối loạn dung nạp glucose khi đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 140 mg/dL và < 200 mg/dL (# 7,8 – 11,0 mmol/L).
- HbA1c: 5,7 – 6,4%
III. Điều trị:
Điều trị ĐTĐ phải làm mất các triệu chứng do tăng đường huyết, tránh các biến chứng cấp, tránh hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng muộn và tạo cho BN có cuộc sống gần như bình thường.
Mục tiêu điều trị:
1) HbA1c: < 6,5%
Mới điều trị xét nghiệm HbA1c mỗi 3 tháng, khi điều trị đạt mục tiêu xét nghiệm mỗi 6 tháng.
- Đường máu (plasma):
o Đói: < 110 mg/dL (<6 mmol/L)
o Sau ăn: < 145 mg/dL (<8 mmol/L)
o Lúc đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,1 – 8,3 mmol/L)
- Mỡ máu:
o LDL-c < 100 mg/dL (<1,6 mmol/L)
o HDL-c > 40 mg/dL (>1,1 mmol/L)
o Triglycerid < 150 mg/dL (<1,7 mmol/L)
- Huyết áp: <130/80 mmHg có bệnh thận < 125/75 mmHg
2) Phương pháp:
- Thay đổi cách sống, tiết chế.
- Thuốc hạ đường huyết: Metformin à HbA1c sau 3 tháng, nếu:
o HbA1c < 6,5% → tiếp tục điều trị.
o HbA1c ≥ 6,5% → thêm
+ Sulfonyueras.
+ Thiazolidinediones.
+ Glinide.
+ Glucagon like peptide (GLP-1)
+ Insulin.
- HbA1c sau 3 tháng, nếu:
o HbA1c < 6,5% → tiếp tục điều trị.
o HbA1c ≥ 6,5% → thêm loại thuốc thứ 3 nằm trong danh sách trên.
- HbA1c sau 3 tháng, nếu:
o HbA1c < 6,5% → tiếp tục điều trị.
o HbA1c ≥ 6,5% → Insulin tích cực + thay đổi lối sống + Metformin
- BN ĐTĐ không được kiểm soát có triệu chứng dị hoá nặng, đường huyết đói > 250 mg/dL (13,9 mmol/L), đường huyết bất kỳ > 300 mg/dL (16,7 mmol/L) hoặc có nhiễm ceton, hoặc có triệu chứng 4 nhiều, giảm cân à nên cân nhắc việc dùng insulin kết hợp với dinh dưỡng.
- Sau khi đường huyết giảm, triệu chứng giảm có thể dùng lại thuốc viên.
3) Điều trị ĐTĐ type 2 có thai:
- Tăng đường huyết gây: thai to và phổi thai nhi chậm phát triển.
- Ceton máu tăng có thể gây quái thai.
- Mục tiêu kiểm soát:
o Đường máu lúc đói < 100 mg/dL
o Đường máu sau ăn < 140 mg/dL
o HbA1c < 6,5 %
- Thuốc hạ đường huyết: Insulin.
Hy vọng mới cho bn tiểu đường type 1 (12/08/2013) Adrenal insufficiency (08/08/2013) ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1,5 (28/07/2013) Sao phải học giỏi nội tiết? Nguyễn Chấn Hùng (18/11/2012) Corticoides (03/07/2011) Loãng xương (03/07/2011) Ngộ độc cấp Barbiturate (03/07/2011) Bệnh án mẫu của cô Thy Khuê (05/05/2011) Bướu giáp (12/12/2010) Pheochromocytoma (25/12/2010)