Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị loãng xương
I. Triệu chứng học loãng xương
1. Các triệu chứng lâm sàng:
Khi có triệu chứng lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
- Xẹp đốt sống.
- Rối loạn tư thế cột sống.
- Gãy xương.
2. Các triệu chứng X quang:
- Giai đoạn sớm: hình ảnh tăng thấu quang, hình ảnh đốt sống răng lược.
- Giai đoạn muộn:
o Các biến dạng đốt sống: hình chiêm, lõm 1 hoặc 2 mặt.
o Các đốt sống có hình ảnh tăng thấu quang, mật độ đồng nhất.
o Có “hình ảnh viền tang”: mâm đốt sống tăng độ cản quang, tương phản với hình ảnh tăng thấu quang của thân đốt sống.
3. Xét nghiệm:
- Máu: Osteocalcin, Bone Specific Alkaline Phosphatase (BSAP) để đánh giá quá trình tạo xương.
- Nước tiểu: Deoxy Pyridionline (DPD), N-terminal type I collagen peptides (NTX)… để đánh giá quá trình hủy xương
- Sinh thiết xương để thấy được những tổn thương vi cấu trúc của xương.
II. Chẩn đoán xác định
Đo hấp thụ năng lượng tia X kép (Dual Energy X ray Absorptiometry – DEXA, DXA) trung tâm, được coi là kỹ thuật vàng, đáp ứng với tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương của WHO
III. Điều trị:
1) Điều trị dự phòng:
- Chế độ ăn uống: bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi sớm.
- Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động.
- Liệu pháp hormone thay thế đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao (suy buồng trứng sớm, cắt tử cung buồng trứng sớm, mãn kinh sớm…)
- Nếu tăng được 10% khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành (Peak bone mass) sẽ làm giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.
2) Các thuốc điều trị loãng xương:
a. Các thuốc chống hủy xương:
Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị loãng xương vì làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.
- Nhóm Bisphosphonates:
Liều dùng: Alendronate (Fosamax) 10 mg/mỗi ngày hoặc 70 mg/mỗi tuần.
Thuốc cần được uống lúc bụng đói, với một ly nước lớn, sau uống 30 phút mới ăn sáng và/hoặc đi nằm.
Aclasta (Zoledronic acid) 5 mg truyền tĩnh mạch 1 lần/mỗi năm.
- Calcitonin:
Dạng dùng:
o Xịt qua niêm mạc mũi: 200 IU hằng ngày.
o Chích bắp thịt/dưới da: 50 – 100 UI hằng ngày.
- Hormone và các thuốc giống hormone:
+ Các thuốc giống hormone sinh dục nữ dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh (menopause)
o Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Oestrogen (SERMs): Raloxifene 60 mg uống hằng ngày.
o Thuốc giống hormone: Tibolol 2,5 mg uống hằng ngày.
o Oestrogen hay Oestrogen và Progesterone
+ Nhóm hormone sinh dục nam (Androgen) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho nam giới sau tắt dục (andropause): Testosterone.
b. Các thuốc tăng tạo xương:
- Parathyroid hormone:
rPTH 2 µg TDD/ngày là thuốc đầu tiên được công nhận là tăng tạo xương thực sự, dùng cho các trường hợp bất thường về tạo xương.
- Strontium ranelate:
Strontium ranelate 2g uống hằng ngày trước khi đi ngủ, vừa tăng tạo xương vừa chống hủy xương.
c. Các thuốc khác:
Calcium, vitamin D, vitamin K2: cung cấp “nguyên liệu” cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương.
- Calcium nhằm cung cấp những nguyên vật liệu để bổ sung cho xương khi mà chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc khi cơ thể không hấp thu đầy đủ.
- Vitamin D hoặc chất chuyển hóa của vitamin D (Calcitriol – Rocaltrol) giúp cho việc sử dụng calcium hiệu quả hơn.
- Vitamin K2 (Menatetrenone) ức chế osteocalcin, liều dùng 15 – 30 mg uống hằng ngày.
Thuốc tăng đồng hóa (Durabolin, Deca-durabolin) có tác dụng tăng cường hoạt tính của tế bào sinh xương.
Trên thực tế các thuốc chống hủy xương cũng có tác dụng tăng tạo xương, và các thuốc tăng tạo xương cũng có tác dụng chống hủy xương.
Hy vọng mới cho bn tiểu đường type 1 (12/08/2013) Adrenal insufficiency (08/08/2013) ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1,5 (28/07/2013) Sao phải học giỏi nội tiết? Nguyễn Chấn Hùng (18/11/2012) Corticoides (03/07/2011) Đái tháo đường type 2 (03/07/2011) Ngộ độc cấp Barbiturate (03/07/2011) Bệnh án mẫu của cô Thy Khuê (05/05/2011) Bướu giáp (12/12/2010) Pheochromocytoma (25/12/2010)