Quốc âm của tiếng Việt …
Rằng hay thì thật là hay; nhưng khi dịch ra tiếng Anh “National phonetic of Vietnamese” thì bạn giật mình vì sử dụng phương ngữ nào làm chuẩn? Khi bạn đã quen với phong thái phát âm “I love you” là /thôi yêu em/ thì bạn khó lòng dung nạp được những người nói với bạn water /quó-đờ/, city /sí-đì/.
Từ độ mang gươm đi mở cõi… khi chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong văn tự và chữ Nôm ra đời để ghi lại tiếng nói của người Việt.
1) Nói "mì chính" mà tưởng tiếng Việt? Không hề hiểu đây chỉ là phiên âm từ tiếng nước ngoài mà thôi.
"Mì-chính" được phiên âm từ tiếng Tàu! Họ đọc /mì-chin/ 味 精 (âm Hán-Việt "vị tinh"). Trong khi đó, chúng ta có cách chuyển ngữ, Việt hóa, là "BỘT NGỌT".
2) Cũng thường nghe, tỉ như "một linh một" (101). "Linh" phải chăng là phương ngữ miền Bắc, còn "lẻ" (đọc "một lẻ một") là phương ngữ miền Nam?
Ồ, "linh" KHÔNG phải ... phương ngữ tiếng Việt miền Bắc đâu! Gốc từ chữ 零, người Tàu Bắc Kinh đọc /líng/, còn Tàu Quảng Đông đọc /linh/.
"Linh" 零, nghĩa là "LẺ".
"LẺ" là quốc âm của tiếng Việt, có sức sống hay ơi là hay! Dù ai quen miệng nói "một linh một" (thay vì nói thuần quốc âm: "một lẻ một"), nhưng không ai đi nói "tiền linh" hết mà phải là, luôn là: "tiền LẺ" (cả nước đều nói như vậy)!
3) "Phanh" đâu phải tiếng Việt, mà đây là phiên âm từ tiếng Pháp "frein".
Trong khi đó, tiếng Việt đã có cách gọi là "THẮNG". "Thắng" nghĩa là "dừng lại", thuộc quốc âm của tiếng Việt (ngày trước viết bằng chữ Nôm: 乘, khi chúng ta chưa có chữ Quốc ngữ).
[ "Thắng" trong quốc âm KHÁC với "thắng" đọc theo Hán-Việt của chữ Hán 勝 trong "chiến thắng", "thắng lợi" ] Xem video
* Rồi, "săm"/"lốp" đâu phải tiếng Việt, mà đây hoàn toàn phiên âm từ tiếng Pháp "chambre" / "enveloppe".
Trong khi đó, "VỎ/RUỘT" là quốc âm của tiếng Việt.
Thuở chữ Nôm vẫn còn được dùng (chưa dứt hẳn, trong khi chữ Quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng trong xã hội), "vỏ" được viết: 𤿍 , "ruột" được viết: 𦛌 - cả hai chữ Nôm này đều KHÔNG có trong Hán tự (người Tàu nhìn vô hai chữ Nôm này thì bù trất, khỏi hiểu).
4) Hô hào "quí trọng tiếng Việt", tức phải biết quí trọng QUỐC ÂM trước hết. Ai đời lại "tàu" (mì-chính, linh), "tây" (phanh, săm, lốp) tùm lum.
Phát âm "tàu", "tây" đã thành thói quen, NHƯNG giữ thói quen đâu đồng nghĩa là ... lãng quên, trục xuất quốc âm?
Gọi "mì-chính" (phiên âm), nhưng khi viết thì nên ghi là BỘT NGỌT.
Gọi "linh" (Hán-Việt) theo thói quen, nhưng khi viết nên là LẺ.
Gọi "phanh" (phiên âm) đã thành thói quen; nhưng khi viết thì nên trở về với quốc âm: "THẮNG".
Gọi "săm", "lốp" (phiên âm) đã thành thói quen; nhưng khi viết thì nên trở về với quốc âm: VỎ, RUỘT xe.
Dạy con từ thuở còn thơ. Vấn đề là: Ai dạy? (13/11/2024) Clash of kindness and indifference (21/08/2024) Dấu chấm câu (18/06/2024) Toxic modesty-Khiêm tốn độc hại. (08/05/2024) Ai dạy trẻ nói dối? [1] (28/09/2013) Ai là quỷ và ai bán linh hồn cho quỷ (21/09/2013) To Mr. Phạm Xuân Nguyên (16/09/2013) những tỉ phú thế giới không có bằng đại học (08/09/2013) HN QUẢN LÝ HÀNH CHÁNH 2013 (06/08/2013) Giáo dục: Đổi mới hay là chết! (02/08/2013)