Các bậc bố mẹ. Xin bớt chút thời gian liếc qua và bình tâm nghĩ về sự học của con cái mình. Hãy khuyến khích con mình: ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học thường thường, chơi chủ yếu.
Giỏi toán để làm gì?
“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google” (More1).
Bước khó khăn đối với ngay cả những nền kinh tế Đông á hàng đầu như Hàn quốc, Đài loan, Hongkong, Singapore, chính là làm cho chuyện học hành trong nhà trường thoát khỏi thói học vẹt mà không phải hy sinh thế mạnh của mình trong khoa học và toán học. Kế tiếp nữa là cần phải khuyến khích sự cạnh tranh giữa các trường đại học, và thông qua điều này, làm cho xã hội thấm nhuần phong thái văn hóa nghiên cứu, phát triển một cơ sở hạ tầng dành cho công việc trọng tài cũng như phổ biến các kết quả nghiên cứu, và tăng cường mối liên kết giữa các trường đại học với khu vực kinh doanh. Điều này có thể tối đa hóa ích lợi thương mại của công cuộc nghiên cứu, do đó khuyến khích sự trao đổi hai chiều về tài nguyên lẫn nhân tài, và đây cũng là cốt lõi thành công của thung lũng Silicon, lẫn mạng lưới công nghệ cao xoay quanh các trường đại học Chicago và Cambridge (J.E.Stiglitz& S.Yusuf, Nhìn lại sự thần kỳ của các nước Đông á, NXB Từ điển bách khoa, 2009, tr.36). Xem clip này, bạn sẽ thấm thía:
HN QUẢN LÝ HÀNH CHÁNH 2013 (06/08/2013) Giáo dục: Đổi mới hay là chết! (02/08/2013) Lương không đủ sống sẽ chẳng có giáo viên giỏi (27/06/2013) Hy sinh-Hiến tế-Thí-Liều mạng: 4 từ này có khác nhau? (23/06/2013) Đạo đức là gì (08/06/2013) Trò đùa trẻ con, nỗi đau của nhà giáo dục (31/03/2013) Giáo dục VN: cải cách hay cách mạng? (02/02/2013) “Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ hãi” Franklin D. Roosevelt (29/12/2012) Không thể yêu nước trong sự vô minh (25/03/2012) Đề thi tuyển sinh của trường Đại học Bôn ba, môn văn 2012 (22/03/2012)