Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
NỀN DÂN TRỊ MỸ &….ÂU CHÂU

Người Âu châu, vốn đã quen luôn luôn sẵn có một anh viên chức mó tay vào mọi chuyện, khó mà quen được với vô số bánh răng khác nhau như vậy của nền hành chánh ở cấp công xã (bên Mỹ).

Nhìn chung, có thể nói ở Mỹ người ta coi nhẹ những chi tiết cỏn con của công việc cảnh sát xã hội, những thứ khiến cho cuộc sống dịu ngọt và thuận tiện. Nhưng ở Mỹ vẫn có những bảo đảm cơ bản cho con người sống trong xã hội như bất cứ nơi đâu. Ở Mỹ, sức mạnh cai quản nhà nước thua trơn tru, thua sáng suốt, thua thông thái, nhưng lại trăm lần lớn hơn ở châu Âu. Rốt cục thì không có đất nước nào trên thế giới này con người lại bỏ ra lắm công sức đến thế để tạo ra hạnh phúc xã hội. Tôi chưa thấy quốc gia nào mở trường học nhiều và hiệu quả đến thế; những thánh đường cho nhu cầu tín ngưỡng của con người nhiều đến thế; đường sá công xã được bảo trì tuyệt vời đến thế. Vậy là không nên tìm ở Hoa kỳ sự đồng lọat và tính bất biến, sự chăm chút tỉ mỉ những chi tiết, sự hòan thiện những phương tiện hành chánh. Điều gì ta thấy ở đó, ấy là hình ảnh của một sức mạnh, của đáng tội nó cũng hơi hoang dại, nhưng nó đầy quyền lực; ấy là hình ảnh của sự sống, có kèm theo những tai biến, nhưng hết sức năng nổ.

Vả chăng, nếu có ai muốn thì tôi cũng xin thừa nhận rằng làng xã và quận huyện bên Hoa kỳ hẳn là sẽ được cai quản có lợi hơn bởi một chính quyền trung tâm đặt xa họ, xa lạ với họ, chứ không bởi những viên chức được chọn ra từ trong lòng họ. Nếu có ai đòi hỏi, tôi cũng xin thừa nhận là ở nước Mỹ tình hình an ninh sẽ tốt hơn và ở bên đó người ta sử dụng nguồn lực xã hội sẽ khôn khéo hơn nếu như nền hành chánh của cả nước được tập trung vào trong tay một con người. Song những ưu thế chính trị mà người Mỹ rút ra được từ hệ thống phi tập trung hóa của họ vẫn cứ làm cho tôi ưng thích hơn là một hệ thống trái ngược cách làm đó (tr.219).

Tocqueville, nxb Tri thức, 2007
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 02/11/2010