1. Khổng Tử nói: “Im lặng suy nghĩ đạo lý để ghi nhớ trong lòng, học đạo lý mà không biết buồn chán, dạy người mà không biết mệt mỏi, ba cái đức ấy có đầy đủ ở nơi ta chăng?” (Tr.12).
2. Khổng Tử gọi tên thật của Tử Lộ mà hỏi rằng: “Này Do, Người có biết 6 đức tốt bị 6 mối hại ngăn bít không? (Lục ngôn (6 đức tốt): nhân, trí, tín, trực, dũng, cương; Lục tế (6 mối hại): ngu , đãng, tặc, giảo, lọan, cuồng).
Người thích làm điều nhân không bằng ham học, thì mối hại ngăn bít là cái ngu muội.
Người thích trí xảo mà chẳng ham học, thì mối ngăn bít là sự phóng đãng.
Người thích tín mà chẳng ham học, thì mối hại ngăn bít là sự thiệt hại.
Người thích sự ngay thẳng mà chẳng ham học, thì mối hại ngăn bít là tính gắt gao .
Người thích dũng cảm mà chẳng ham học, thì mối hại ngăn bít là sự phản lọan.
Người ưa cương quyết mà chẳng ham học, thì mối hại ngăn bít là tính cuồng bạo” .( Tr. 56).
3. Khổng Tử nói: “Nếu trời cho ta sống thêm một số năm nữa thì đến 50 tuổi ta học xong Kinh dịch thì ta có thể không phạm lỗi nữa” .( Tr. 84).
4. Hiếu là hiếu thảo với cha mẹ. Đễ là tôn kính anh em. Ông Hữu Tử có nói rằng: “Một người có hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em mà ưa trái nghịch với bề trên, ưa gây ra những cuộc phản lọan, người như vậy là chưa từng có”. (Tr. 95).
5. Người có bệnh thì mong được khỏe mạnh, người không có cha mẹ thì khát khao có sự quan tâm tình cảm thân tình. Nhưng người khỏe mạnh không biết giữ gìn thân thể. Người còn cha mẹ trước mắt mà không biết hưởng niềm vui, thậm chí còn ngỗ ngược, hỗn láo làm đau lòng mẹ cha. Mọi người nhận được sự giáo huấn từ lịch sử không nhiều, vì vậy lịch sử thường tái diễn lại”. (tr. 109).
6. Tử Cống hỏi: “có chữ nào mà trọn đời mình có thể làm theo chăng? ”.
Khổng Tử đáp: “Có chữ thứ , nghĩa là việc mình không muốn chớ làm cho kẻ khác”. (tr. 119).
7. Tử Trương hỏi Khổng Tử về cách làm điều nhân. Khổng Tử đáp: “Người làm điều nhân là người có thể làm cho 5 điêu đức hạnh thông thường trong thiên hạ. Đó là tự mình nghiêm trang tề chỉnh- có lòng rộng lượng- có đức tín thật- mau mắn, siêng năng- thi ân bố đức”. (tr. 128).
8. Lòng tìm kiếm tri thức ngày càng nhiều càng tốt. Bời vì, chỉ có như thế, tri thức đối với chúng ta mới sản sinh ra tình cảm tốt đẹp. Ý chí học tập mới trở nên mạnh mẽ. (tr. 134).
9. Cai trị, tức là chăm sóc cho dân trở nên ngay thẳng.
TỪ AQ ĐẾN VI TIỂU BẢO (02/11/2010) Những phút xao lòng (02/11/2010) NHỮNG CON CHIM ẨN MÌNH CHỜ CHẾT (02/11/2010) Lăng ông Bà Chiểu - Tp. Hồ Chí Minh (02/11/2010) NGƯỜI PHÁP VÀ NGƯỜI ANNAM: BẠN HAY THÙ (02/11/2010) SỰ TIẾP XÚC CỦA VĂN HÓA VN VỚI PHÁP (PHƯƠNG TÂY) (02/11/2010) BA NGƯỜI KHÁC (02/11/2010) GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỸ (02/11/2010) SỰ VA CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH (02/11/2010) MỘT THẾ GIỚI ĐA CỰC VÀ ĐA VĂN MINH (02/11/2010)