Không có những ảo tưởng, con người sẽ không thể thoát ra khỏi tình trạng dã man nguyên thủy, và nếu không còn chúng, con người sẽ lại sớm rơi vào tình trạng ấy. Chắc chắn đó là những cái bóng hão huyền, nhưng những con đẻ của giấc mơ ta đã buộc các dân tộc phải sáng tạo ra tất cả những gì đã làm nên sự huy hoàng của nghệ thuật và sự lớn lao của văn minh.
Một tác giả đã tóm tắt: “Nếu chúng ta phá hủy, trong những viện bảo tàng và những thư viện, và nếu chúng ta kéo đổ mọi tác phẩm và mọi công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ tôn giáo xuống những tấm đá lát sân trước nhà thờ, thì hỏi rằng những giấc mơ vĩ đại của con người còn lại gì? Đem lại cho con người phần hy vọng và ảo tưởng, mà không có nó con người không thể sống, đó là lý do tồn tại của các thần thánh, các anh hùng và các nhà thơ”.
Các nhà triết học ở thế kỷ trước đã nhiệt tình chuyên tâm vào việc phá hủy những ảo tưởng tôn giáo, chính trị và xã hội mà với chúng, cha ông ta trong nhiều thế kỷ dài đã sống. Khi phá hủy chúng, họ đã làm vơi cạn nguồn hy vọng và sự nhẫn nhục. Đằng sau các ảo ảnh bị sát hại, họ lại tìm thấy những sức mạnh mù quáng và ngấm ngầm của tự nhiên, không động lòng với sự yếu đuối, những lực lượng này không biết đến tình thương.
Với tất cả bước tiến của mình, triết học vẫn chưa thể dâng tặng cho những đám đông một lý tưởng nào để có thể mê hoặc chúng; nhưng vì chúng cần những ảo tưởng bằng bất cứ giá nào, nên như thiêu thân luôn đổ xô đến ánh sáng, đám đông theo bản năng cũng hướng về các nhà hùng biện khoa trương, những người đã đưa ra cho đám đông ảo tưởng ấy. Nhân tố chủ yếu cho sự phát triển của các dân tộc không bao giờ là chân lý, mà là sự sai lầm. Và ngày nay, nếu như CNXH đang rất có thế lực, thì đó là vì nó là cái ảo tưởng duy nhất hãy còn sống động. Mặc cho mọi chứng minh khoa học, nó vẫn tiếp tục lớn mạnh lên. Sức mạnh chủ yếu của nó được bảo vệ bởi những đầu óc không hiểu biết thấu đáo về thực tế của sự việc mà đã dám hứa hẹn đem lại hạnh phúc cho con người. Ngày nay, ảo tưởng xã hội thống trị trên mọi đống đổ nát chất chồng của quá khứ, và tương lai thuộc về nó.
VẾT SẸO VÀ CÁI ĐẦU HÓI (02/11/2010) NH Ữ NG KẺ SỐNG THỨ SINH (They live second-hand) (02/11/2010) Nguyễn Duy (02/11/2010) Hiểu rõ ”kẻ khác” để trở về với dân tộc (02/11/2010) Vé về tuổi thơ (02/11/2010) MỘT CÕI NHÂN GIAN BÉ TÍ (02/11/2010) THƯỢNG ĐẾ THÌ CƯỜI (02/11/2010) TỘI TÌNH HAY TỘI LỖI (02/11/2010) NGUYỄN HIẾN LÊ (02/11/2010) TỪ ĐỘ MANG GƯƠM ĐI MỞ CÕI (02/11/2010)