Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Đạo Cao Đài

 

 Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp, được chính thức thành lập ở Việt Nam, vào năm 1926. Đạo Cao Đài là tên ngắn gọn, tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đại đạo: great way, tam kỳ: third period, phổ độ: save, help). Danh từ "Cao Đài" theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao". 

 

Những đệ tử đầu tiên của Cao Đài như Ngô Văn ChiêuCao Quỳnh CưPhạm Công Tắc, và Cao Hoài Sangđã xác nhận rằng họ đã nhận được sự "Thông Công" (liên lạc) trực tiếp từ Thượng Đế, người đã ban cho họ những chỉ dẫn cụ thể để thành lập một tôn giáo mới, khởi đầu cho Kỳ Phổ Độ Thứ Ba.
Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyệnthờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việcăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. Các ước lượng về số tín đồ Cao Đài có khác nhau, nhưng đa số các nguồn cho rằng con số đó là hai đến ba triệu (tư liệu vào khoảng năm 2000 - 2003). Khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa KỳChâu Âu, và Úc.

Giáo lý cơ bản của đạo Cao Đài

1- Nội dung giáo lý của đạo Cao Đài là sự vay mượn, chắp vá, kết hợp, nhào trộn các giáo lý của các tôn giáo đã có từ cổ chí kim, từ đông sang tây. 
2- Đạo Cao đài có chủ trương “Qui nguyên tam giáo” (Phật – Lão – Nho, đây có thể coi là nền tảng tư tưởng của đạo, đạo Cao Đài hợp nhất ba tư tưởng lớn của ba đạo (từ bi của đạo Phật, bác ái của Đạo giáo, công bằng của đạo Nho) và có ý đồ “hợp nhất ngũ chi” – thống nhất 5 ngành đạo (nhân đạo – Khổng tử, thần đạo – Khương Thái Công, thánh đạo – Giê su, tiên đạo – Lão Tử, Phật đạo - Thích ca Mầu ni) và đấy là trung tâm giáo lý của đạo. Từ đó đạo Cao Đài bộc lộ ý đồ là “tôn giáo của tôn giáo” và làm cho giáo lý mang tính dung hợp rất phức tạp.
3- Giáo lý của đạo Cao Đài đặc biệt quan tâm và đề cao tính thiêng liêng huyền diệu của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo.

Luật lệ, lễ nghi của đạo Cao Đài

- Đạo Cao Đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tu tập và xử thế. Luật đạo có nhiều nhưng có một số nội dung quan trọng là “ngũ giới cấm”, “tứ đại điều qui”,…
+ Ngũ giới cấm (tức 5 điều cấm kỵ) : bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu nhục, bất tà dâm, bất vọng ngữ.
+ Tứ đại điều quy: 4 điều trau dồi đức hạnh.
1. Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hoà người (ôn hoà)
2. Chớ khoe tài kiêu ngạo, giúp người nên Đạo (cung kính)
3. Đừng vay mượn không trả (khiêm tốn)
4. Đừng kính trước, khinh sau
+ Ăn chay từ 6 ngày (lục trai) đến 10 ngày (thập trai)
- Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng thánh thất, tổ chức quan, hôn, tang, tế… đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của Nho giáo.
- Linh tượng thờ chủ yếu của đạo Cao Đài là hình con mắt, gọi là Thiên Nhãn.
- Các lễ của đạo Cao Đài :
+ Hàng ngày có 4 khóa lễ vào các giờ: sáng sớm, giữa trưa, chập tối và đêm khuya.
+ Hàng tháng có 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một, âm lịch.
+ Hàng năm có các ngày lễ chính (theo âm lịch) là ngày 9 tháng Giêng, 15 tháng hai, 8 tháng tư, 15 tháng bảy, 15 tháng tám, 15 tháng mười và ngày 15 tháng Chạp.

Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ. Đạo Cao Đài giải thích rằng lễ nghi sinh hoạt tôn giáo cũng thể hiện tinh thần tổng hợp tôn giáo. Đạo phục chung là màu trắng. Riêng các chức sắc dùng màu theo ngành: Thái – thuộc Phật – màu vàng; Thượng – thuộc Lão – màu xanh; Ngọc – thuộc Nho – màu đỏ.

PS: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tức là Phổ Ðộ nền Ðại Ðạo lần thứ ba. Nói đến Phổ Ðộ lần thứ ba tức là đã có Phổ Ðộ lấn thứ nhất và lần thứ hai.
Nhất Kỳ Phổ Ðộ, vào thời Ðức Phục Hy bên Trung Hoa, các vị Thánh Nhân sau đây giáng phàm cứu thế:
.....Nhân đạo và Thần Ðạo: Ðức Phục Hy,
.....Thánh Ðạo: Moses ở Âu Châu,
.....Tiên Ðạo: Ðức Thái Thượng Ðạo Quân.
.....Phật Ðạo: Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật.
Nhị Kỳ Phổ Ðộ, trong thời kỳ này các vị Thánh Nhân sau đây giáng phàm:
.....Nhân Ðạo: Ðức Khổng Tử ở Trung Hoa,
.....Thần Ðạo: Ðức Khương Thái Công ở Trung Hoa.
.....Thánh Ðạo: Jesus Christ và Mohammed ở Âu Châu,
.....Tiên Ðạo: Ðức Lão Tử ờ Trung Hoa.
.....Phật Ðạo: Ðức Thích Ca Mâu Ni hay là Sakya Muni ở Ấn Ðộ.
* Tam Kỳ Phổ Ðộ, kỳ nầy Ðức Thượng Ðế dùng cơ bút lập đạo gom ngũ chi Ðại Ðạo làm một và không giao quyền giáo chủ cho người phàm nửa. Tại sao? Vì trước kia, năm châu bốn biển thiếu phương tiện giao thông, nhân loại sống lẻ loi, riêng biệt, Ðức Thượng Ðế phái những vị giáo chủ giáng phàm tại mỗi nơi khác nhau, tuỳ theo phong tục mở đạo độ đời. Ngày nay, thề giới đại đồng, trình độ văn minh của loài người đã đến chỗ siêu việt, và loài người lại sanh ngịch lẫn nhau vì nhiều mối đạo khác nhau. Vì vậy, chúng sanh cần phải có một tôn giáo duy nhất để thích hợp với hoàn cảnh hiện tại và để cho chúng sanh thấy rằng Mọi tôn giáo đều có cùng một nguyên lý và không còn kỳ thị lẫn nhau, mà phải thương yêu nhau như anh em cùng một cha.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 21/10/2010