I. Lịch sử: Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
II. Hoàn cảnh VN
Tôn giáo là một từ phương Tây. Trước khi du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng có những từ tương đồng với nó, như:
- Đạo: từ này xuất xứ từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo. “Đạo” có thể hiểu là con đường, học thuyết. Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò… Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn giáo đó sau từ “đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô…
- Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể. Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo. Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể được hiểu với nghĩa phi tôn giáo là lời dạy của thầy dạy học.
- Thờ: đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… đồng thời có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy hay một người nào đó mà mình mang ơn… Thờ thường đi đôi với cúng, cúng cũng có nhiều nghĩa: vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục. Cúng theo ý nghĩa tôn giáo có thể hiểu là tế, tiến dâng, cung phụng, vật hiến tế… Ở Việt Nam, cúng có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho người đã khuất nhưng cúng với ý nghĩa trần tục cũng có nghĩa là đóng góp cho việc công ích, việc từ thiện… Tuy nhiên, từ ghép “thờ cúng” chỉ dành riêng cho các hành vi và nội dung tôn giáo. Đối với người Việt, tôn giáo theo thuật ngữ thuần Việt là thờ hay thờ cúng hoặc theo các từ gốc Hán đã trở thành phổ biến là đạo, là giáo.
III. Chú giải:
Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài động thực vật hoăïc một đối tượng nào đó.
Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng. Bái vật giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng…
Thông tuệ (09/02/2011) Yêu nước: mỗi người có một kiểu yêu nước (17/01/2011) SỰ HY SINH (05/06/2011) Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật (02/11/2010) VÔ NGÃ - VÔ THƯỜNG (31/10/2010) JERUSALEM (31/10/2010) Đạo thờ dương vật (30/10/2010) Đạo Cao Đài (21/10/2010) Kitô giáo (21/10/2010) Đạo Hòa Hảo (21/10/2010)