Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Nhiễm trùng sơ sinh

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhiễm trùng sơ sinh

I. Lâm sàng:

Lâm sàng rất đa dạng, có thể biểu hiện 1 hay nhiều nhóm trong 8 nhóm triệu chứng sau.

1. Trẻ không khoẻ mạnh.

2. Rối loạn thực thể.

Đứng cân hoặc sụt cân, rối loạn điều hoà thân nhiệt: sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.

3. Triệu chứng thần kinh:

Cử động tăng hay bị kích thích, hôn mê, co giật, thóp phồng, giảm trương lực, giảm cường cơ.

4. Triệu chứng hô hấp:

Xanh tím 2 đầu chi, rên rĩ, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở > 15 giây, thở nhanh co kéo > 60 lần/phút.

5. Triệu chứng tim mạch:

Xanh tái, xanh tím và da nổi bông, thời gian phục hồi da > 3 giây, nhịp tim nhanh > 160 lần/phút, hạ huyết áp.

6. Tiêu hoá:

Bú kém, bỏ bú, nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng.

7. Triệu chứng da niêm:

Hồng ban, vàng da trước 24 giờ, nốt mủ, phù nề, cứng bì.

8. Triệu chứng huyết học:

Tử ban, tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi, gan lách to.

II. Cận lâm sàng

1. Công thức máu và phết máu ngoại biên:

- Bạch cầu:

+ BC < 6.000 hoặc > 30.000/mm3 trong ngày đầu.

+ BC < 5.000 hoặc > 20.000/mm3 sau 24 giờ tuổi.

+ BC tăng ít có giá trị hơn BC giảm.

+ Số lượng tuyệt đối Neutrophil < 1.500

+ Sự hiện diện của các dạng BC non ở máu ngoại vi: tỷ lệ BC non >10%

+ BC non/Neutrophil > 0,14.

+ BC có hạt độc, không bào.

- Tiểu cầu: 100.000/mm3, muộn và không đặc hiệu.

- Hồng cầu: thiếu máu không rõ nguyên nhân.

2. Các chất phản ứng trong giai đoạn cấp

a. C Reaction Protein (CRP)

- Do gan tổng hợp, phản ánh tình trạng viêm và tổn thương mô cấp.

- Có sự tăng sinh lý sau khi, đạt đỉnh 24 giờ tuổi.

- Bắt đầu tăng sau kích thích viêm 4 – 6 giờ, gấp đôi mỗi 8 giờ, đạt đỉnh 36 – 48 giờ và vẫn duy trì sự tăng trong 24 – 48 giờ dù nhiễm trùng đã điều trị.

- CRP dương tính khi ≥ 10 mg/l. Giá trị của CRP đơn lẻ lúc sinh ít có giá trị chẩn đoán nhiễm trùng. Đo CRP ở nhiều thời điểm có giá trị để loại trừ nhiễm trùng huyết, theo dõi đáp ứng điều trị, quyết định ngừng kháng sinh.

b. Khác:

Procalcitonin, Interleukin 6.

3. Xét nghiệm vi trùng học

Máu, dịch tiết, dịch cơ thể

- Kháng nguyên hoà tan.

- Nhuộm gram.

- Cấy – kháng sinh đồ.

4. Các xét nghiệm bổ sung:

Tuỳ vị trí nhiễm trùng: dịch não tuỷ, X quang phổi, phân…

III. Điều trị

1. Nguyên tắc điều trị

- Cho kháng sinh sớm và điều trị kịp thời nếu tiên lượng nhiều yếu tố nguy cơ không cần chờ đủ xét nghiệm.

- Ngừng kháng sinh khi có đủ bằng chứng loại từ nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTHSS).

- Dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian theo từng thể lâm sàng.

- Phối hợp kháng sinh và ưu tiên đường tiêm.

- Chuyển viện an toàn nếu vượt khả năng điều trị.

2. Chiến lược điều trị cụ thể:

a. Trẻ có các yếu tố gợi nhiều khả năng NTHSS.

- Mẹ sốt > 380C khi chuyển dạ.

- Huyết trắng đục, hôi vào tuần cuối + hở cổ tử cung.

- Sang thương đại thể trên bánh nhau dạng áp xe.

- Trẻ có ≥ 1 trong 8 nhóm triệu chứng của NTHSS.

- Xét nghiệm: x quang phổi không đồng nhất, BC < 6.000/mm3 (< 24 giờ) hoặc BC > 5.000/mm3 (> 24 giờ)

→ Cho kháng sinh ngay, sau đó hiệu chỉnh theo lâm sàng và cận lâm sàng.

b. Trẻ có các yếu tố gợi ý có thể NTSS nhưng lâm sàng trẻ ổn

- Mẹ vỡ ối sớm > 24 giờ.

- Mẹ nhiễm trùng tiểu 1 tháng trước sinh, chưa chắc chắn điều trị khỏi.

- Ối dơ, có phân su nhưng không sanh ngạt, sanh khó.

→ Không dùng kháng sinh, khám lâm sàng ngày 2 lần, xét nghiệm mỗi 12 – 24 giờ. Khi trẻ có triệu chứng NTHSS rõ thì dùng kháng sinh ngay.

Sử dụng kháng sinh.

- NTSS sớm:

+ Ampicillin + Gentamycin.

+ Ampicillin + Cefotaxim.

+ Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin.

- NTSS muộn:

+ Nghĩ vi trùng gram (-): Cefotaxim + Gentamycin.

+ Nghĩ do Streptococus: Ampicillin + Gentamycin.

- Lưu ý:

+ Sử dụng kháng sinh liều lượng thuốc theo  ngày tuổi.

+ Thời gian sử dụng tuỳ từng bệnh cảnh lâm sàng.

+ Chức năng gan, thận của trẻ và đặc tính biến dưỡng của kháng sinh.

+ Tình trạng kháng thuốc tại cơ sở y tế.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 07/07/2011
 1  2 
THÔNG TIN TIÊU ĐIỂM

Số lượt truy cập
11.009.617
471 người đang xem