Can thiệp mạch vành
1. Lịch sử:
Điều trị NMCT bằng phương pháp can thiệp ĐMV qua da lần đầu tiên được Adreas Gruenzig tiến hành thành công vào tháng 9/1977 tại Thụy Sĩ. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách đưa một ống thông qua da vào động mạch đùi và theo động mạch chủ vào đúng vị trí của ĐMV, sau đó luồn một dây dẫn mềm qua chỗ ĐMV bị hẹp.
Nguyễn Thị Linh Nga
Y6, yk32
Bóng được đẩy trượt trên dây dẫn đến vị trí ĐMV bị tổn thương và bơm với áp lực tăng dần cho đến khi lòng mạch được mở rộng. Năm 1984 tại Brazil, Palmaz và Chazt lần đầu tiên đã đặt thành công một khung đỡ vào lòng ĐMV bị hẹp sau khi đã khai thông dòng chảy bằng kỹ thuật bơm bóng nói trên. Khung đỡ này làm bằng thép không gỉ, có sức chống đỡ lại độ co chun lớn của thành mạch, ép mảng xơ vữa vào thành mạch và giữ cho lòng mạch được mở rộng lâu dài. Khung đỡ hay giá đỡ động mạch như thế hiện nay chúng ta gọi là stent. Phương pháp can thiệp ĐMV qua da và đặt stent ĐMV đã được đội ngũ những người làm tim mạch can thiệp của Viện Tim mạch Việt Nam áp dụng thành công từ năm 1996.
- Mục tiêu điều trị nhồi máu cơ tim:
- Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử cơ tim do nhánh động mạch vành (ĐMV) cung cấp máu cho vùng cơ tim đó bị tắc nghẽn.
- Điều trị NMCT bao gồm 3 mục tiêu chính:
+ Tái tưới máu mạch vành giúp máu lưu thông được tới vùng cơ tim đang bị tổn thương:
Dùng các thuốc (gọi là thuốc tiêu sợi huyết) để làm tan cục máu đông đó đi
Can thiệp mạch vành cấp cứu
Mổ tim, làm cầu nối qua chỗ động mạch bị tắc
Can thiệp mạch vành cấp cứu
Mổ tim, làm cầu nối qua chỗ động mạch bị tắc
+ Giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy của cơ tim (thở ôxy, dùng thuốc nitrat, thuốc chẹn bêta giao cảm)
+ Phát hiện sớm các biến chứng để xử trí kịp thời.
- Chỉ định chụp và can thiệp mạch vành:
- Chỉ định chụp mạch vành:
* Những bệnh nhân trên 40 tuổi nhất là nam giới có 1 trong những yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn Lipid, hút thuốc lá nhiều, tiền căn gia đình có người bị tim mạch nhất là bệnh mạch vành.
* Những người người mập phì và nhất là những người ít vận động cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng làm tăng khả năng bị bệnh mạch vành. Rối loạn chuyển hóa Lipid được biểu hiện bằng tăng Cholesterol, tăng Tryglyceride và LDL, giảm HDL và ApoA1. . .
* Những người có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp hay bán cấp. Có những cơn đau thắt ngực điển hình và có thể không điển hình, ECG có sóng Q, sóng Pardee, Men SGOT, CK, LDH, Troponin T tăng cao.
* Những người người mập phì và nhất là những người ít vận động cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng làm tăng khả năng bị bệnh mạch vành. Rối loạn chuyển hóa Lipid được biểu hiện bằng tăng Cholesterol, tăng Tryglyceride và LDL, giảm HDL và ApoA1. . .
* Những người có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp hay bán cấp. Có những cơn đau thắt ngực điển hình và có thể không điển hình, ECG có sóng Q, sóng Pardee, Men SGOT, CK, LDH, Troponin T tăng cao.
- Chỉ định can thiệp mạch vành:
Quyết định can thiệp tùy thuộc vào tổn thương gây hẹp lòng mạch:
* Nếu hẹp dưới 50-70% thường điều trị nội khoa, không can thiệp.
* Hẹp trên 70% ở 1 hay hai nơi khác nhau nên nong lòng mạch và đặt Stent
* Hẹp nhiều nơi có chỉ định bắc cầu động mạch vành.
* Nếu hẹp dưới 50-70% thường điều trị nội khoa, không can thiệp.
* Hẹp trên 70% ở 1 hay hai nơi khác nhau nên nong lòng mạch và đặt Stent
* Hẹp nhiều nơi có chỉ định bắc cầu động mạch vành.
- Kỹ thuật chụp động mạch vành:
- Thủ thuật chụp mạch vành là một phương pháp có thể giúp phát hiện mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành và giúp phát hiện bất kỳ chỗ nghẽn hay tắc mạch vành nào.
Thủ thuật này được thực hiện trong khi bệnh nhân tỉnh táo hòan tòan. Thực sự thì thủ thuật này không gây đau đớn nhiều lắm. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm trên bàn dưới máy chụp DSA
Thủ thuật này được thực hiện trong khi bệnh nhân tỉnh táo hòan tòan. Thực sự thì thủ thuật này không gây đau đớn nhiều lắm. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm trên bàn dưới máy chụp DSA
- Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát nhịp tim, huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn một cách liên tục. Vùng bẹn được sát khuẩn và gây tê với thuốc gây tê tại chỗ. Sau đó một ống thông được luồn qua da ở vùng bẹn đến động mạch đùi rồi được đưa thẳng vào động mạch vành.
- Thuốc cản quang được bơm vào ống thông đi đến động mạch vành và hình ảnh mạch vành được ghi nhận lại dưới màn hình X quang. Do đó bệnh nhân cần nằm yên để có thể có được một hình ảnh tốt và rõ nét.
- Kỹ thuật nong động mạch vành và đặt stent:
- Khi tìm thấy chỗ tắc, bác sỹ sẽ quyết định có thể nong (bằng bóng hay các dụng cụ khác) được hay không. Thủ thuật dùng bóng hoặc các dụng cụ khác để nong mạch vành gọi chung là can thiệp mạch vành. Bóng nong được gắn ở đầu tận một ống thông và được đưa đến chỗ nghẽn cũng qua đường động mạch như khi chụp mạch vành. Khi đầu tận ống thông và bóng đến đúng vị trí cần nong, bóng nong được bơm lên để làm nứt và ép mảng xơ vữa, huyết khối vào thành động mạch, làm cho lòng mạch rộng ra, cho phép dòng máu lưu thông tăng lên.
- Bóng nong sau đó được xả xẹp xuống và rút ra khỏi động mạch vành.
- Sau khi nong bằng bóng, bác sỹ sẽ quyết định có hay không đặt giá đỡ (stent) ở vị trí chỗ hẹp để giúp chỗ hẹp được thông suốt. Stent là một ống lưới (kiểu mắt võng) bằng thép không gỉ(hình 5b), được chế tạo đặc biệt đáp ứng các yêu cầu chuyên môn; một số loại stent còn được tẩm thuốc (thuốc phóng thích ra từ từ) để chống tăng sinh tế bào, ngăn chặn sự tái hẹp hoặc tái tắc nghẽn của động mạch vành… tại chỗ đặt. Nếu có đặt stent thì stent sẽ được gắn trên một bóng nong và được đưa đến chỗ hẹp, thủ thuật cũng như khi đưa bóng nong.
- Sau khi đã thực hiện thủ thuật chụp hay can thiệp mạch vành xong, ống thông sẽ được rút ra và tại vị trí chọc kim sẽ được băng ép để đảm bảo động mạch không bị chảy máu.
- Chăm sóc sau thủ thuật:
- Sau thủ thuật, bệnh nhân được đưa về khu điều trị và được theo dõi nhịp tim và huyết áp liên tục, theo dõi sự chảy máu nơi đường vào sau rút ống thông (đã được băng ép) vào vị trí này trong 15-20 phút để cầm máu. Sau đó vị trí làm đường vào được băng ép chặt lại. Nếu vị trí đường vào ở vùng bẹn, bệnh nhân phải nằm bất động và duỗi chân thẳng trong 6-12 giờ. Khi ho, bệnh nhân phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí băng ép. Nếu vị trí đường vào ở vùng cổ tay thì các cử động của bệnh nhân không phải gò bó gì cả. Bất cứ biểu hiện gì ở vùng băng ép như: chảy máu, đau, tụ máu... hãy nói ngay với thầy thuốc. Bệnh nhân cần uống nhiều nước sau thủ thuật để thải nhanh thuốc cản quang. Sau thời gian phải nằm bất động như trên, bệnh nhân cần được đi lại. Bệnh nhân được ra viện sau 1 hoặc 2 ngày. Về nhà nếu có các dấu hiệu bất thường bệnh nhân phải quay lại khám ngay, nếu bình thường thì khám lại theo lịch hẹn. Có 2 thuốc rất quan trọng mà bệnh nhân phải dùng sau can thiệp ĐMV là: aspirin dùng kéo dài, clopidogrel dùng trong 4 tuần với stent thường và 12 tháng với stent giải phóng thuốc tại chỗ tùy theo chỉ định của bác sĩ. Khi ra viện, việc tuân thủ chế độ sinh hoạt và uống thuốc theo đơn là yếu tố quyết định cho sự thành công của can thiệp. Việc tái khám, chụp ĐMV kiểm tra sự mở rộng của lòng mạch sau can thiệp 6-12 tháng là rất quan trọng vì sẽ giúp bác sĩ có một phác đồ phù hợp hơn và biết trước các nguy cơ sẽ xảy ra như sự tái hẹp muộn. Chú ý: Sau điều trị can thiệp, bệnh nhân nên trở lại với các hoạt động hằng ngày một cách từ từ, duy trì những thói quen tốt như tập luyện đi bộ, tập thể dục đều đặn, ăn nhạt, kiêng mỡ, không ăn các phủ tạng động vật, ăn ít trứng, sữa, tránh các căng thẳng quá mức. Theo dõi sức khoẻ thường xuyên, dùng thuốc đều đặn và tới khám lại đúng hẹn theo lời dặn của bác sĩ. Không nên bi quan về bệnh tật của mình. Hãy đến gặp bác sĩ để có các thông tin cần thiết, hãy liên lạc với những người có cùng phương pháp điều trị để trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống và phòng bệnh.
Đăng bởi:
ycantho - Ngày đăng:
09/11/2011
Các thông tin khác
Asystole (Vô tâm thu) (10/08/2013) Bài tập can thiệp mạch vành (08/08/2013) HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH/NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN (ĐTNKÔĐ/NMCTKSTC) THEO PHÂN TẦNG YẾU TỐ NGUY CƠ (07/08/2013) Các dấu hiệu tương ứng giật dây chuông trong hở valve ĐMC (29/05/2013) LIÊN QUAN GIỮA CHẤT NICOTINE CÓ TRONG THUỐC LÁ VÀ RECEPTOR NICOTINIC CỦA HỆ CHOLINERGIC (20/11/2011) Papers của Dr. Trần Viết An, Thesis of Doctor (11/11/2011) Nồng độ NT-proBNP trong bệnh vành cấp (09/11/2011) Tăng huyết áp (03/07/2011) Digitalis trong suy tim (03/07/2011) Hiện tượng Raynaud, dấu hiệu ”đi cách hồi” trong viêm tắc động mạch (23/02/2011)
Asystole (Vô tâm thu) (10/08/2013) Bài tập can thiệp mạch vành (08/08/2013) HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH/NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN (ĐTNKÔĐ/NMCTKSTC) THEO PHÂN TẦNG YẾU TỐ NGUY CƠ (07/08/2013) Các dấu hiệu tương ứng giật dây chuông trong hở valve ĐMC (29/05/2013) LIÊN QUAN GIỮA CHẤT NICOTINE CÓ TRONG THUỐC LÁ VÀ RECEPTOR NICOTINIC CỦA HỆ CHOLINERGIC (20/11/2011) Papers của Dr. Trần Viết An, Thesis of Doctor (11/11/2011) Nồng độ NT-proBNP trong bệnh vành cấp (09/11/2011) Tăng huyết áp (03/07/2011) Digitalis trong suy tim (03/07/2011) Hiện tượng Raynaud, dấu hiệu ”đi cách hồi” trong viêm tắc động mạch (23/02/2011)