Digitalis trong suy tim: cơ chế, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và triệu chứng ngộ độc digitalis
I. Cơ chế:
- Ức chế tác dụng men ATPase Na+K+ ở màng ngoài tế bào cơ tim tức ức chế bơm Natri, do đó Natri trong tế bào nhiều hơn, đồng hành với sự tăng Ca++ trong tế bào dẫn đến tăng sức co bóp cơ tim.
- Hoạt hóa hệ thống đối giao cảm: chậm nút xoang, ức chế nút nhĩ thất, chán ăn, buồn nôn, nôn.
- Ức chế giao cảm.
- Co thắt nhẹ mạch ngoại vi động mạch và tĩnh mạch à co thắt mạch vành.
- Tăng độ dốc pha 4 do đó làm tăng tính tự động của các ổ ngoại vi.
- Tăng dẫn truyền ở bó Kent trong hội chứng WPW.
II. Chỉ định:
- Suy tim kèm rung nhĩ.
- Suy tim với chức năng co bóp thất trái giảm EF < 30% còn nhịp xoang: ngựa phi, rales ẩm 2 phổi.
- Một số loạn nhịp trên thất.
III. Chống chỉ định
- Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ phi có rung nhĩ).
- Ngộ độc digoxin.
- Block AV độ I tiến triển II, III (nếu không có đặt máy tạo nhịp).
- Rối loạn chức năng tâm trương thất trái với EF bình thường hoặc tăng.
- Hội chứng suy nút xoang.
- Tim phổi mạn (trừ phi có rung nhĩ đáp ứng thất nhanh).
- Suy thận nặng.
- Rối loạn nhịp thất nặng.
- Trước khi phá rung (tránh loạn nhịp thất sau phá rung)
- Tình trạng nhạy cảm với digoxin.
IV. Liều lượng:
- Digoxin:
o Liều tải: Uống 1,25 – 1,5 mg (0,25 mg x 2/ngày) TM 0,75 – 1 mg
o Liều duy trì: 0,125 – 0,375 mg
- Digitoxin:
o Liều tải: Uống 0,7 – 1,2 mg (0,3 mg x 3/ngày) TM 1 mg
o Liều duy trì: 0,07 – 1 mg
V. Triệu chứng ngộ độc digitalis:
1. Triệu chứng ngoài tim:
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, sụt cân.
- Triệu chứng thần kinh trung ương: ảo giác thị giác, lú lẫn tâm thần, mất ngủ, yếu mệt, nhìn vàng xanh, nhìn mờ, ám điểm.
2. Triệu chứng tại tim:
- Triệu chứng tại tim quan trọng hơn nhiều vì có thể gây chết đột ngột. Tất cả các kiểu rối loạn nhịp tim đều có thể gặp trong ngộ độc digitalis. Những rối loạn nhịp thường gặp nhất do ngộ độc digitalis là:
o Ngoại tâm thu thất đi thành nhịp đôi, đa ổ.
o Block nhĩ thất:
+ Block nhĩ thất độ I, II: nhanh nhĩ với block thay đổi
+ Block nhĩ thất độ III.
+ Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm, đều (< 50/phút)
o Nhịp tim nhanh:
+ Nhanh bộ nối không kịch phát với phân ly nhĩ thất hoặc nhịp bộ nối tăng thêm.
+ Nhanh thất và rung thất.
o Nhịp chậm: chậm xoang, block xoang nhĩ.
Chú ý:
- Nếu suy tim nặng lên dù đã điều trị đủ liều digoxin nên nghi ngờ ngộ độc digoxin.
- Xoa xoang cảnh có thể gây rung thất và vô tâm thu ở bệnh nhân ngộ độc digitalis.
VI. Xử trí ngộ độc digitalis:
1) Biện pháp chung:
- Ngưng digoxin ít nhất 3 ngày.
- Ngưng thuốc lợi tiểu, nếu cần thiết dùng lợi tiểu giữ kali.
- Định lượng digoxin trong huyết thanh.
- Kiểm tra liều lượng, tìm và điều chỉnh các yếu tố gây nhạy cảm với digoxin.
- Ghi ECG, nếu có loạn nhịp theo dõi bằng monitor.
2) Điều trị chuyên biệt khi cần thiết:
- Suy tim nặng lên.
- Loạn nhịp đe dọa tính mạng bệnh nhân.
a. Loạn nhịp nhanh:
Nhanh thất, nhanh nhĩ với block, ngoại tâm thu thất đa ổ.
+ Cho kali: với điều kiện kali huyết không tăng, không có suy thận và block nhĩ thất.
o Trường hợp nhẹ: uống 40 – 80 mEq (2,5 – 5g KCl)
o Trường hợp nặng:
+ 40 – 60 mEq/1 Lít natriclorua 9%o (hoặc dextrose 5%) TTM > 4 giờ.
+ 30 – 40 mEq/20 – 50 ml natriclorua 9%o qua syring điện với tốc độ 0,5 – 1 mEq/p.
+ Lidocain: điều trị có hiệu quả nhanh thất và ngoại tâm thu thất đa ổ. TTM trực tiếp 1 – 1,5 mg/kg đồng thời truyền nhỏ giọt 2 – 3 mg/phút.
+ Phenytoin: hiệu quả trong điều trị loạn nhịp thất do ngộ độc digitalis. Nhưng nên để dành khi lidocain và kali không hiệu quả.
o Uống 100 – 150 mg/ 6 – 8 giờ.
o TM: 250 mg pha trong Natriclorua 9%o với tốc độ 25 – 50 mg/phút theo đường tĩnh mạch trung tâm, có thể lập lại sau 20 phút.
Chú ý: hạ huyết áp, choáng tim, vô tâm thu, rung thất có thể xảy ra đặc biệt nếu tăng tốc độ truyền phenytoin.
+ Ức chế beta: được dùng khi không đáp ứng với các thuốc trên, hiệu quả trong ngoại tâm thu thất hay trên thất không có block nhĩ thất.
b. Loạn chịp chậm:
Atropin 0,4 – 0,6 mg tiêm tĩnh mạch, đạt liều tối đa là 2 mg
3) Sốc điện:
Sốc điện rất nguy hiểm, chỉ dùng trong những trường hợp đe dọa tính mạng bệnh nhân khi mà các biện pháp khác thất bại, nên bắt đầu bằng năng lượng thấp
4) Mảng kháng thể Fab:
Dùng trong điều trị loạn nhịp đe dọa tính mạng bệnh nhân, các biện pháp thông thường không hiệu quả và nhất là khi kali máu cao
5) Than hoạt:
Than hoạt 50 – 100 g làm tăng thay digoxin qua đường tiêu hóa.
Asystole (Vô tâm thu) (10/08/2013) Bài tập can thiệp mạch vành (08/08/2013) HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH/NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN (ĐTNKÔĐ/NMCTKSTC) THEO PHÂN TẦNG YẾU TỐ NGUY CƠ (07/08/2013) Các dấu hiệu tương ứng giật dây chuông trong hở valve ĐMC (29/05/2013) LIÊN QUAN GIỮA CHẤT NICOTINE CÓ TRONG THUỐC LÁ VÀ RECEPTOR NICOTINIC CỦA HỆ CHOLINERGIC (20/11/2011) Papers của Dr. Trần Viết An, Thesis of Doctor (11/11/2011) Nồng độ NT-proBNP trong bệnh vành cấp (09/11/2011) Can thiệp mạch vành (09/11/2011) Tăng huyết áp (03/07/2011) Hiện tượng Raynaud, dấu hiệu ”đi cách hồi” trong viêm tắc động mạch (23/02/2011)