Bài của Same
Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn (autoimmune).
-Tên khác của ÐTÐ LADA: ÐTÐ type 1 tiềm tàng, ÐTÐ phụ thuộc insulin tiến triển chậm, ÐTÐ phụ thuộc insulin khởi phát chậm, ÐTÐ type 1 tiến triển chậm, ÐTÐ type 1,5, ÐTÐ tự miễn tiềm tàng ở nguời trẻ (LADY-like), ÐTÐ tự miễn không cần insulin lúc chẩn đoán, ÐTÐ LADA type 1 và type 2, ÐTÐ type 2 béo phì có tự kháng thể, ÐTÐ tự miễn ở nguời truởng thành vớ i suy chậm tế bào (ADASP: Autoimmune Diabetes with Slowly Progressive beta-cell failure).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán LADA
1. >= 30 tuổi
2. Có sự hiện diện củ a ít nhất 1 trong 4 tự kháng thể: ICA, GAD65, IA-2, IAA.
3. Không cần điều trị bằng Insulin trong vòng 6 tháng sau khi đuợc chẩn doán.
- Ngay lúc chẩn đoán ÐTÐ LADA đã có rối loạn chức nang TB ß vì thế có quan điểm sử dụng insulin ngay từ lúc mới đuợ c chẩn đoán. Hầu hết bệnh nhân LADA đều cần Insulin trong vòng 6 năm kể từ lúc đuợc chẩn đoán, một số truờng hợp cần insulin sau 12 năm. Sự hiện diện của các tự kháng thể càng nhiều thì tốc độ rối loạn tế bào (xảy ra càng nhanh: >= 2 tự kháng thể → rối loạn tế bào ß trong vòng 5 nam; LADA chỉ có ICA + hay GADA + → rối loạn tế bào ß xảy ra muộn hơn (12 năm), LADA không có sự hiện diện của tự kháng thể hay chỉ có IA-2 + → chức năng tế bào ß không bị ảnh huởng và vẫn đuợc bảo tồn 12 năm sau khi đuợc chẩn đoán.
TÓM TẤT VỀ DTD LADA, SO SÁNH VỚI DTD TYPE 1 (THIẾU NIÊN) VÀ DTD TYPE 2
- Khởi phát” DTD type 1 khởi phát nhanh, ở lứa tuổi trẻ hơn so với DTD LADA. Cả DTD LADA lẫn DTD type 2 đều khởi phát chậm, trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Tiền Sử gia đình: Thường không có tiền sử DTD type 2 trong gia đình của bệnh nhân DTD LADA.
- Kháng thể: Bệnh nhân DTD type 1 và DTD LADA thường có xét nghiệm dương tính đối với một số kháng thể không hiện diện trong DTD type 2.
- Kháng thể GAD (GAD antibodies): Bệnh nhân DTD LADA thường có xét nghiệm dương tính với kháng thể GAD, trong khi đối với DTD type 1 các kháng thể này thường thấy ở người lớn nhiều hơn là ở trẻ em.
- Nhạy cảm với Insulin (Insulin sensitivity): Bệnh nhân DTD LADA không đề kháng với insulin (ngược lại, còn có thể nhạy cảm với insulin), khác với DTD type 2 và tiền DTD.
- Lối sống và thừa cân: DTD Type 2 có thể khởi phát như hậu quả của lối sống ít vận động và thừa cân (nhất là khi trọng lượng dư thừa tập trung ở vùng trung tâm, hoặc ở những người có dáng hình " quả táo "). Các yếu tố này không được xem là yếu tố góp phần trong khởi phát DTD type 1 hoặc DTD LADA. Các bệnh nhân DTD LADA thường có trọng lượng cơ thể trung bình hoặc thấp.
- Điều trị: Mặc dù DTD LADA trong giai đoạn đầu có thể đáp ứng với các phương pháp điều trị dùng cho DTD type 2 (lối sống và thuốc men), việc này cũng không làm ngưng hay trì hoãn diễn tiến của sự phá huỷ tế bào beta, và những bệnh nhân DTD LADA cuối cùng rồi cũng sẽ trở nên lệ thuộc insulin.
- Tiên lượng: Khoảng 80% của tất cả số bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là DTD type 2, những người có các kháng thể GAD sẽ trở nên lệ thuộc insulin trong khoảng thời gian 6 năm. Những người có cả kháng thể GAD lẫn kháng thể IA2 sẽ lệ thuộc insulin sớm hơn. DTD LADA xảy ra chậm, nhưng kết cuộc sẽ diễn tiến đến lệ thuộc insulin.
tham khảo :
http://www.diabetes.co.uk/diabetes_lada.html
http://hoanmysaigon.com/index.php?op...7&Ite mid=109
http://www.cdytqn.edu.vn/index.php?o...196&Itemid=511
Pheochromocytoma (25/12/2010) GIÁ TRỊ CỦA HbA1c TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (27/10/2010) GYNECOMASTIA (23/10/2010) PHYTOESTROGEN (23/10/2010) viêm giáp Hashimoto (21/10/2010)