Differentiation and coordtination, divergence and convergence
Con người to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào cái nhìn.
Tán tụ là "giá sắc" và được nhấn mạnh bằng hai chữ "vạn vãn" chữ vạn là tỏa ra, nên quay theo chiều thuận tức chiều đồng hồ, cũng là chiều tay phải, chiều trái đất. Còn chữ vãn quay về phía tay trái, phía trái tim, biểu thị cho thiên, nên gọi là chiều trời thuận thiên.
Triết lý ngược chiều của Kinh Dịch: "Dịch nghịch số chi lý". Kinh Dịch là triết lý của số nghịch. Số thuận thì ai cũng theo và phải theo, chỉ có số nghịch mới hiếm người nhìn thấy, ai nhận thức ra được và theo cho đúng đắn (gọi là vãn) thì ví được với người gặp giếng Cam tuyền, làm vọt lên nguồn nước đầy chất nuôi dưỡng, chảy cùng khắp cửu trù, tức là đem triết lý thấm nhập vào khắp mọi việc ăn làm, mọi thể chế… hết thảy đều được nằm trong mối tương quan nền tảng sống động đó.
Người ta nhấn mạnh đến sắc, đến quy tâm là tại thường nhân chỉ biết có hướng ra, mà quên hướng vào. Hướng ra là điều quan trọng cho việc ăn làm sinh sống, cho việc thành công, nhưng đó mới là cái sống sinh lý của con người tiểu ngã. Nó có tính cách xắt nhỏ ra và con người chỉ biết có nó sẽ trở nên ti tiện, cá nhân, thiên lệch.
Con người to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào cái nhìn.
Nền triết lý của Bách Việt lồ lộ hiện ra giữa thể chế tĩnh điền. Một nền văn minh cân đối trong với ngoài: ngoài là lý, trong là tình. Nếu vạn là lý, thì vãn là tình.
Phó GS. TS...để làm gì? (29/10/2010) Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu (29/10/2010) Ai là kẻ lơ mơ? (29/10/2010) Hỡi các gs mù chữ (27/10/2010) Nhân văn, nhân ái và nhân đạo (27/10/2010) Đào tạo y khoa sau đại học (27/10/2010) CIO là gì? (22/01/2011) Web portal (27/10/2010) Lũ ống là gì? (27/10/2010) Thư của thầy giáo gửi nữ sinh viên (27/10/2010)