Thành tích giáo dục của Trung Quốc, ít nhất là ở các thành phố như Thượng Hải và Hồng Kông, dường như cũng “ngoạn mục” như tốc độ phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt của nước này, vượt xa nhiều nước phát triển. Đằng sau thành công này là gì?
Người ta đã phải rướn mày khi kết quả của cuộc kiểm tra toán, khoa học và đọc quốc tế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)- cuộc kiểm tra của Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Pisa), được công bố. Thượng Hải, lần đầu tiên tham gia, nhưng về nhất ở tất cả ba môn.
Trong khi đó, Hồng Kông, vốn đạt kết quả tốt trong suốt một thập kỷ cuối cùng dưới sự cai trị của Anh, đạt kết còn tốt hơn nữa. Trong bảng xếp hạng toàn cầu, Hồng Kông đứng thứ 4 về đọc, thứ 2 trong môn toán và thứ 3 ở môn khoa học.
Hai thành phố này (không có xếp hạng quốc gia ở Trung Quốc) đã vượt xa các hệ thống giáo dục hàng đầu trên khắp thế giới.Kết quả ở Bắc Kinh, mặc dù chưa được công bố, không xuất sắc như Thượng Hải và Hồng Kông, “nhưng vẫn rất cao”, Andreas Schleicher, giám đốc thống kê và các chỉ số giáo dục của OECD cho hay.Còn Cheng Kai-Ming, giáo sư giáo dục tại đại học Hồng Kông, người liên quan mật thiết tới các cuộc kiểm tra ở Hồng Kông và Thượng Hải, cho rằng kết quả đạt được là do “sự tận tụy, lòng hiếu học mà một số nền văn hóa khác không có”.
Có những nguyên nhân sau:
1.Những kỳ thi gắt gao
2.Trường kiểu mẫu
3.Giáo viên “đỉnh”
4.Trẻ em nhập cư
Không thể yêu nước trong sự vô minh (25/03/2012) Đề thi tuyển sinh của trường Đại học Bôn ba, môn văn 2012 (22/03/2012) Khám phá thiên tài trong bạn (31/01/2011) EBL hay PBL ? (27/01/2011) “Đầu vào” y khoa (03/11/2010) Minh Triết về giáo dục (04/11/2010) Làm giáo sư ở tuổi teen (03/11/2010) NỀN VĂN MINH PHỔ CẬP (02/11/2010) TIẾNG NGƯỜI (02/11/2010) VĂN: KHÔNG ĐIỂM (21/09/2013)