Tên gọi phải có ngụ ý hay Điều quan trọng nhất việc đặt tên cho con là....
1. Tên gọi phải có ngụ ý hay
Điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự.
2. Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp
Đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, để dễ gọi.
3. Tên gọi phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, dễ tạo nên chữ ký đẹp, chân phương.
4. Số lẻ là dương, số chẵn là âm. Vì thế, nên đặt (họ và) tên 3 chữ cho con trai, những (họ và) tên 4 chữ dành để đặt cho con gái thì thích hợp hơn.
5. Để thuận tiện cho việc gọi tên, và cũng để tuân theo quy luật âm dương, tên và đệm nên tôn trọng luật bằng trắc
Nghĩa là nếu chữ đệm là vần bằng, thì tên nên là vần trắc, và ngược lại (ví du: Thục Anh, Nguyệt Thanh, Minh Khánh, Duy Nhật…). Nếu có thể, không nên dặt cả đệm và tên cùng vần trắc khi đọc lên dễ gợi cảm giác nặng nề, khó khăn (ví dụ: Nguyệt Diễm, Thục Bích, Bách Nhật…)
6. Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết dưới dạng chữ Hán thì bộ chữ của tên không nên khắc với bản mệnh của năm, ngược lại nên nương theo luật tương sinh mà chọn tên có bộ chữ ứng với bản mệnh của năm sinh.
TRÁNH ĐẶT TÊN XẤU
Cứ đặt tên sao cho kêu kêu là được theo tiêu chí trên, ngoài ra tránh đặt tên đơn (dễ bị trùng tên) là được, miễn là tránh những cái tên theo dạng sau:
1. Tên trùng tên tiền nhân
Phương Đông thì bố mẹ kiêng không được đặt tên con trùng tên tổ tiên. Trong lịch sử, việc phạm húy tên của vua và hoàng tộc còn bị coi là tội.
Phương Tây truyền thống thì tránh đặt tên theo những bậc lớn tuổi đã qua đời, đặc biệt với những người có bi kịch số phận.
2. Tên khó phân biệt nam nữ Ví dụ: con gái tên Minh Thắng, con trai tên Thái Tài, Xuân Thủy…
3. Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị
4. Tên cầu lợi, quá tuyệt đối, quá cực đoan hoặc quá nông cạn - Không nên dùng những từ cầu lợi (như Kim Ngân, Phát Tài…), làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
- Không nên đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Bạch Tuyết…) sẽ tạo thành gánh nặng cả đời cho con.
- Không nên đặt tên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
5. Tên theo dạng cảm xúc
Vd: Đặt tên là Vui thì khi chết, họ hàng hang hốc sẽ khóc vật vã mà la to: “Vui ơi là Vui!”
…
6. Tên có nghĩa khác ở tiếng nước ngoài
7. Tên dính đến theo scandal
8. Tên dễ đặt nickname bậy/Tên dễ bị chế giễu khi nói lái