Tocqueville, nxb Tri thức, 2007
Tôi nghĩ rằng một khi chính quyền trung ương có ý định chính họ thay thế hòan tòan sự tham gia tự do của những con người đầu tiên biết lo đến lợi ích, thì cái chính quyền đó bị nhầm hoặc là định làm cho người khác nhầm.
Một chính quyền trung ương dù sáng suốt đến đâu đi nữa, dù uyên bác đến đâu đi nữa, thì cũng không thể tự mình ôm đồm mọi chi tiết cuộc sống của một quốc gia to lớn. Nó không thể làm như vậy, bởi vì một việc làm như thế vượt quá khả năng sức lực con người. Khi chỉ bằng sức riêng mình mà lại định tạo ra và cho vận hành vô vàn yếu tố khác nhau, thì đó chỉ có thể dẫn đấn một kết quả không trọn vẹn hoặc là bị kiệt lực trong những nỗ lực vô vọng.
Đúng là sự tập trung hóa dễ dẫn đến việc bó buộc những hành vi bề ngòai của con người phải mang một tính đồng lọat nào đó, mà cuối cùng con người cũng phải vì nó mà yêu, bất kể nó được vận dụng vào những điều gì, hệt như những người sùng đạo chỉ biết phụng thờ cái bức tượng mà quên hẳn tính thánh thiện được đại diện bằng bức tượng đó. Sự tập trung hóa dễ dàng ghi được dấu ấn đặc biệt lên những công việc bình thường hàng ngày; trong việc nó khôn khéo vạch ra những qui định chi tiết của nền cảnh sát xã hội; trong việc nó đè bẹp những lộn xộn nhẹ và những tội phạm cỏn con; trong việc duy trì xã hội trong dạng status quo (nguyên trạng) mà thực chất chẳng là suy thoái mà cũng chẳng là tiến bộ; trong việc duy trì ở tổ chức xã hội một thứ hành chánh thường quen gọi đó là trật tự tốt đẹp và ổn định công cộng. Nước Trung hoa hình như là một biểu tượng hòan chỉnh về kiểu hạnh phúc xã hội do một chính quyền vô cùng tập trung hóa cung cấp cho người dân chịu đi theo hướng đó. Các du khách nói với chúng tôi rằng người Tàu có cảnh sống bằng lặng không hạnh phúc, có nền công nghiệp không tiến bộ, có sự bình ổn không sức mạnh, và có cái trật tự rõ ràng cụ thể nhưng không có đạo đức công cộng. Ở bên Tàu, xã hội luôn luôn “tốt”, không bao giờ “rất tốt”. Tôi hình dung là khi nước Tàu mở cửa cho Châu Âu, những người này sẽ thấy ở nước Tàu một mô hình đẹp nhất về tập trung hóa hành chánh còn tồn tại trong vũ trụ này.
Nói ngắn gọn, lối tập trung hóa như vậy chỉ giỏi ngăn chặn chứ không giỏi hành động. Khi cần huy động xã hội thật mạnh mẽ sâu sắc, hoặc khi cần tạo ra cho xã hội một bước đi nhanh, thì nền tập trung hóa đó không còn lực nữa. Khi phải dùng những biện pháp đòi hỏi những con người cá thể trong xã hội cùng thực hiện, người ta sẽ hòan tòan ngạc nhiên nhận ra sự yếu đuối đến độ bất lực của cả bộ máy to đùng ấy. Nó to như thế, mà rồi nó chợt rơi ngay vào bất lực (tr.216-217).
Ba Sương, vinh quang và cay đắng (30/10/2010) TỔ QUỐC VÀ DÂN CHỦ (30/10/2010) ’’Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (30/10/2010) Người Việt chui nhủi giữa rừng nước Pháp (30/10/2010) Cuộc tình tay tư (30/10/2010) Bài học sụp đổ của Liên xô (30/10/2010) Có cần một cơ quan độc lập chống tham nhũng? (30/10/2010) Vì sao Bác Hồ được yêu? (30/10/2010) Những câu nói được lòng dân (30/10/2010) Đất nước này là của ai? (30/10/2010)