Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Artificial cardiac pacemaker (máy tạo nhịp)

I.Định nghĩa:

là một thiết bị y tế sử dụng xung điện, được phát ra bởi các điện cực tác động lên cơ tim, giúp điều chỉnh lại nhịp tim. Mục đích cơ bản của máy tạo nhịp là duy trì nhịp tim thích hợp, do nhịp tim không đủ nhanh hoặc tắc hệ thống dẫn truyền tại tim.

http://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_cardiac_pacemaker

Video : http://www.youtube.com/watch?v=SMXBR_YFocs

Image:http://www.dexigner.com/news/image/21918/Leadless_Pacemaker_From_Cambridge_Consultants_01
II.
Sơ lược về giải phẫu tim:

Các cấu trúc giải phẫu liên quan đến máy tạo nhịp bao gồm nút xoang nhĩ (sinoatrial node hay SA node), nút nhĩ thất (atrioventricular node hay AV node) và hệ thống His-Purkinje
http://www.edoctoronline.com/media/19/photos_FA094B81-B563-43A1-9E2E-AEEBF353B663.png
III. Sơ lược về sinh lí tim:

Các tế bào cơ tim, cũng như các tế bào dễ bị kích thích khác, có một gradient điện nghỉ dọc theo màng tế bào. Ở trạng thái không hoạt động, bên trong tế bào có điện thế âm so với bên ngoài tế bào. Có thể nói, màng tế bào đóng vai trò một lớp cách điện giữa các điện tích âm bên trong tế bào và điện tích dương bên ngoài tế bào. Ta nói màng tế bào bị phân cực hóa. Nó bị khử phân cực khi một dòng điện mở ra các kênh trên màng tế bào để các ion dương Na+ và Ca2+ xâm nhập vào bên trong tế bào. Dòng ion dương chạy vào trong tế bào này tạo ra 2 kết quả quan trọng: sự lan truyền của điện thế hoạt động (action potential) và sự co lại của tế bào.

http://4.bp.blogspot.com/_zb7BqrrxGWI/Swf5PAAep6I/AAAAAAAAAIs/tT_Va89y4io/s1600/Cardiac+conduction.gif

IV. Nguyên lý hoạt động:
Máy tạo nhịp hoạt động bằng cách truyền các dòng điện nhỏ tương tự như tín hiệu tự nhiên vào tế bào cơ tim. Các kích thích điện sẽ truyền từ tế bào này tới tế bào khác và tỏa ra khắp quả tim. Khi mỗi tế bào bị kích thích điện, nó sẽ co lại và làm cho tim co bóp.

V. Các loại máy tạo nhịp:

Máy tạo nhịp đơn buồng:

thường các xung điện từ được hình thành từ máy phát xung đến tâm thất phải của tim.

Máy tạo nhịp 2 buồng tiêu chuẩn:

các xung điện từ được hình thành từ máy phát xung đến tâm thất phải và tâm nhĩ phải của tim. Các xung giúp kiểm soát thời gian của các cơn co thắt giữa hai buồng.

Máy tạo nhịp 2 buồng thất:

Máy tạo nhịp 2 buồng thất là một lựa chọn điều trị cho những người bị suy tim- tổn thương hệ thống dẫn truyền điện. Không giống như máy tạo nhịp tim thông thường, máy tạo nhịp tim 2 buồng thất kích thích cả hai ngăn dưới của tim (tâm thất trái và phải) để làm cho tim đập hiệu quả hơn. Một máy tạo nhịp 2 buồng thất điều hòa nhịp tim cả hai tâm thất để tất cả hoặc hầu hết cơ tim đều hoạt động đồng bộ. Điều này cho phép tim bơm máu hiệu quả hơn. Vì phương pháp này thiết lập lại cơ chế bơm tâm thất, nên cũng được gọi là điều trị tái đồng bộ nhịp tim (CRT).

http://www.mayoclinic.com/health/pacemaker/MY00276/DSECTION=why-its-done

VI. các kiểu tạo nhịp thường dùng: VVI, DDI, DDD, cục nam châm

VII. Chỉ định tạo nhịp tim: block nhĩ thất, rối loạn chức năng nút xoang, nhồi máu cơ tim cấp, ngất do xoang cảnh/ thần kinh tim, bệnh cơ tim

VIII. Biến chứng: không kích thích được, không nhận cảm được, nhịp nhanh do máy tạo nhịp, hội chứng máy tạo nhịp.

http://www.ykhoa.net/baigiang/timmach/MAYTAONHIP.htm

Bài tập của Bảo Anh, k35
Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 09/08/2013