Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Thuốc Nam trị trướng bụng đầy hơi

 1. Vỏ quýt khô (trần bì): Trần bì càng để lâu càng tốt, thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy; trừ đờm, cầm ho. Cách sử dụng rất đơn giản: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15-20 phút, uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.
2. Riềng: Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy bụng, đau bụng lạnh bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, trúng hàn nôn mửa, có khi nhai để chữa đau răng.
Đau thượng vị, đau do loét dạ dày - tá tràng: Riềng và củ gấu mỗi thứ 60 g, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi ngày dùng 9 g, chia 3 lần.
Đau bụng nôn mửa: Gừng 8 g; đại táo 1 quả. Sắc với 300 ml nước, còn 100 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Quả cam quýt khô (chỉ thực - chỉ xác): Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Chúng có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa trướng bụng, lợi tiểu, chữa chứng ra mồ hôi. Trẻ đi lỵ, ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô, tán nhỏ, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 3 g.
4. Tía tô: Là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, còn có tác dụng giải độc khi ăn cua, cá bị ngộ độc. Khi thu hái tía tô, nên lưu ý phơi ở chỗ mát hoặc chỉ sấy nhẹ cho khô để tránh làm tinh dầu bay hơi.
Trúng độc, đau bụng do ăn cua cá: Lá tía tô 10 g; gừng 8 g; cam thảo 4 g; nước 600 ml. Tất cả đem sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn đang nóng.
5. Rau mùi: Để chữa ho, ít sữa, giúp tiêu hóa, mỗi ngày dùng 4-10 g quả mùi hoặc 10-20 g lá cây tươi sắc lấy nước uống hay ngâm rượu.

Để tăng hiệu quả cần uống thêm thuốc chống trào ngược (primperan).

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 27/02/2011

Số lượt truy cập
11.008.949
298 người đang xem