Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
MRCP

 
MRCP (Bài của chit-chit)

I. ĐỊNH NGHĨA:

- MRCP = Magnetic Resonant Cholangio Pancreatogoaphy MRCP được Walner và cộng sự giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991. MRCP dựa trên chuỗi xung nặng về T2W sẽ hiển thị các dịch tĩnh, như dịch mật, với tín hiệu cao, trong khi đó mô gan xung quanh và dòng máu chảy có tín hiệu thấp. Các chuỗi xung MRCP cho độ tương phản tối ưu của cây đường mật – tụy với các cấu trúc xung quanh

II. ỨNG DỤNG:

- Từ năm 1996, MRCP đã được xem là một ứng dụng mới của cộng hưởng từ. Hiện nay, MRCP đã phát triển nhanh trở thành phương pháp chủ yếu trong tạo hình các ống mật - tụy và có khả năng cạnh tranh với ERCP, không chỉ giới hạn trong đánh giá giải phẫu, mà còn cung cấp các thông tin về sinh lý và chức năng. Một số nghiên cứu đã thấy MRCP đạt độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 95% và độ chính xác 89%. So sánh với ERCP, MRCP không can thiệp và không dùng cản quang, nhờ phát triển kỹ thuật cho phép thực hiện kỹ thuật MRCP ở cả những bệnh nhân nín thở kém. MRCP có thể so sánh được với ERCP can thiệp trong chẩn đoán các bất thường ống mật ngoài gan và ống tụy, như trong sỏi mật, tắc nghẽn ác tính của ống mật và tụy, các bất thường bẩm sinh và viêm tụy mạn tính. MRCP nhạy hơn ERCP trong phát hiện các nang giả tụy. MRCP chính xác hơn trong tìm lan tỏa của u mamg tuyến lành và ác tính II - Chỉ định: -Chẩn đoán / phân giai đoạn của u tụy. -Vàng da do tắc nghẽn. -Có chỉ định làm thủ thuật cắt bỏ túi mật qua nội soi. -Chẩn đoán và theo dõi viêm tụy mãn tính. -Tìm kiếm các bất thường bẩm sinh (gây viêm đường mật - tụy tái phát : u, chít hẹp, tắc nghẽn ) -Làm ERCP thất bại hoặc có chống chỉ định. -Đánh giá đường mật trước cắt –ghép gan, theo dõi nối mật ruột. III - Các chuỗi xung: Từ chuỗi xung T2W TSE ban đầu chụp với kỳ nín thở, dịch mật xuất hiện sáng trên hình T2W, không cần chất tương phản ngoại sinh. Hiện nay, chuỗi xung SS-RARE (single-shot rapid acquisition with relaxation enhancement) là chuỗi xung tối ưu cho MRCP. Chuỗi xung này có các ưu điểm là thời gian thu nhận hình nhanh, khắc phục được vấn đề xảo ảnh do chuyển động, ít nhạy hơn với các xảo ảnh do chất nhạy cảm từ (từ ruột, clip, catheter, stent) và đạt được độ phân giải không gian tương đối cao (thấy được các ống đường kính nhỏ hơn 1mm (22)). Sự tạo hình các ống mật và tụy được thực hiện trong từng lát đơn. Với các ưu điểm đó, MRCP có khả năng đánh giá được các thương tổn ở mức độ cấu trúc nhỏ. Hiện tại là sự phát triển của chuỗi xung 2D PACE (Prospective Acquisition Correction) giúp thu hình tốt ở các bệnh nhân không có khả năng nín thở. Mặt phẳng coronal được dùng để hiển thị bản đồ đường mật, và mặt phẳng axial được dùng để đánh giá ống tụy và các ống mật ở xa, có thể thực hiện tái tạo ba chiều bằng cách dùng thuật toán MIP trên các hình lát cắt mỏng (thin slice). Hình lát cắt dày (thick slab) và hình MIP 3D giống với hình chụp đường mật có thuốc cản quang thông thường, tuy nhiên độ phân giải không gian giảm do hiệu ứng trung bình thể tích. Các hình ảnh gốc thin slice sẽ cho độ phân giải không gian tốt hơn.

HÌNH ẢNH MINH HỌA

IV – Tóm lại :
*Để tạo hình cây đường mật-tụy có các phương tiện sau :
- MS CT ( ưu thế hơn khi có sỏi )
- MR CP ( ưu thế hơn khi không có sỏi )
- Ngoài ra, còn có : ERCP : chụp đường mật tụy ngược dòng qua nội soi.
PTC : chụp đường mật qua da
*So sánh ưu, nhược của MRCP với ERCP :
1. Các ưu thế của MRCP so với ERCP - phương pháp không can thiệp, tránh được biến chứng của ERCP hay PTC như nhiễm trùng, chảy máu, rò rỉ mật và có thể tử vong.- không cần dùng thuốc giảm đau,- không cần dùng cản quang iod đường tĩnh mạch, - thời gian thực hiện nhanh chóng hơn- rẻ tiền hơn,- kết quả ít phụ thuộc vào người thực hiện hơn,- không bị chiếu xạ,- mô tả rõ hơn các ống mật, tụy từ đầu gần đến chỗ tắc nghẽn,-mô tả giải phẫu sau nối mật – ruột,- kết hợp với các chuỗi xung T1W, T2W phát hiện được bệnh lý, cấu trúc ngoài ống (cần để đánh giá giai đoạn ác tính)
2. Các bất lợi của MRCP so với ERCP:- chưa nhiều máy từ lực cao, thiếu các protocol đã chuẩn hóa. -tăng thêm chi phí cho ERCP điều trị.-Độ phân giải không gian thấp làm MRCP ít nhạy đối với bất thường ống trong gan vùng ngoại vi,trong viêm đường mật xơ hóa và các nhánh phụ của ống tụy trong viêm tụy mãn tính,-các hình ống bị che lấp bởi cấu trúc chứa dịch khác,các kén thận, dịch màng bụng, nang giả, dịch não tủy trong ống sống, dịch ruột ...-tạo ảnh trong tình trạng sinh lý các ống không căng phồng làm giảm độ nhạy đối với các bất thường kín đáo.-chống chỉ định khi cã kim loại,- hiệu ứng bị nhốt kín.- bất lợi chính MRCP có thể gây trì hoãn ở bệnh nhân cần can thiệp sớm, (cắt cơ vòng, nong, đặt stent, lấy sỏi),-Các trường hợp MRCP có ưu thế hơn ERCP - ERCP được xem là nguy hiểm như đã phẫu thuật cắt dạ dày Billroth II, nối mật - hỗng tràng,, viêm đường mật xơ hóa, sau ghép gan, ở trẻ em và phụ nữ có thai …) - MRCP cho nhiều thông tin hơn ERCP trong hẹp rốn gan, tổn thương cắt cụt hòan toàn ống mật và tụy - khi cần h#nh đường mật mà không được có nguy cơ của ERCP

 

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 23/10/2010
 1  2