Y Cần Thơ- Powered by TheKyOnline.vn
Đề thi thử

Written by BS Hường

1*. Thuốc nào không làm tăng co bóp cơ tử cung trong điều trị đờ tử cung
A. Oxytocin
B. Ergometrin
C. Prostaglandin
D. Buscopan
E. Syntosynon
2*. Chọn một câu sai về dự phòng rách tầng sinh môn:
A. Hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ
B. Giữ tầng sinh môn đúng phương pháp
C. Tránh chuyển dạ kéo dài
D. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
E. Chủ động cắt tầng sinh môn
3*. Chảy máu sau đẻ thường xảy ra:
A. 6 giờ đầu sau đẻ
B. 12 giờ sau đẻ
C. 24 giờ sau đẻ
D. Những ngày sau đẻ
E. Tuần đầu sau đẻ
4*. Triệu chứng nào dưới đây không phải là đờ tử cung còn hồi phục:
A. Tử cung co hồi kém
B. Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với các thuốc tăng co bóp tử cung
C. Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với kích thích cơ học
D. Cơ tử cung không còn đáp ứng với mọi kích thích
E. A, B, C đúng
5*. Chỉ ra một trường hợp ít gặp trong chảy máu sau sinh:
A. Rau bong non
B. Rau tiền đạo
C. Tắc mạch nước ối
D. Thai lưu
E. Nhiễm trùng trong tử cung
6*. Tần suất chảy máu sau đẻ có thể gặp:
A. 18-26%
B. 10%
C. 30%
D. 40%
E. 50%
7*. Nguyên nhân thông thường nhất của chảy máu sau đẻ là:
A. Vỡ tử cung
B. Đờ tử cung
C. Rách cổ tử cung
D. Rách âm đạo
E. Rau cài răng lược
8*. Chỉ định mổ cắt tử cung trong trường hợp băng huyết sau sanh nào sau đây:
A. Đờ tử cung.
B. Rách cổ tử cung.
C. Sót nhau.
D. Nhau cài răng lược.
E. Nhau tiền đạo.
9*. Một trong các yếu tố sau đây ít có nguy cơ gây băng huyết sau sanh:
A. Gây mê sâu.
B. Chuyển dạ kéo dài.
C. Sanh quá nhanh.
D. Suy thai trong tử cung.
E. Nhiễm trùng ối.

10*. Nguyên nhân gây đờ tử cung do
A. Chuyển dạ kéo dài
B. Tử cung có sẹo mổ cũ
C. Thai non tháng
D. Câu B và C đúng
11*. Các triệu chứng sau không gặp trong đờ tử cung
A. Tử cung nhão
B. Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy
C. Không thành lập cầu an toàn
D. Câu A, C đúng
12*. Rau cài răng lược
A. Là rau bám rộng, lan xuống vào đoạn dưới tử cung
B. Là rau bị cầm tù trong buồng tử cung sau đẻ
C. Là rau bám trực tiếp vào cơ tử cung,
D. Câu B và C đúng
13*. Triệu chứng của rau cài răng lược toàn phần:
A. Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu ít
B. Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu nhiều
C. Đưa tay vào buồng tử cung có thể bóc được toàn bộ bánh rau
D. Câu A và C đúng
14*. Chẩn đoán rách tầng sinh môn dựa vào các dấu hiệu sau
A. Sau đẻ tử cung co hồi kém
B. Ra máu sau khi sổ thai hoặc sau sổ nhau
C. Kiểm tra âm đạo thấy vết rách
D. A, B và C đều đúng
15*. Đề phòng chảy máu sau đẻ tại tuyến xã cần
A. Quản lý thai nghén, thăm khám thai định kỳ phát sớm các nguy cơ
B. Tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch
C. Chuyển tuyến chuyên khoa đối với những trường hợp chuyển dạ có nguy cơ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
16*. Khi đỡ đẻ tại tuyến xã cần:
A. Dùng tay nong rộng tầng sinh môn để thai dễ sổ
B. Có thể hỗ trợ đẩy bụng nếu mẹ rặn yếu
C. Chủ động cắt nới tầng sinh môn nếu thấy căng có nguy cơ rách
D. Kiểm tra buồng tử cung nếu mẹ có nguy cơ chảy máu sau đẻ
17*. Điều không nên làm trong đề phòng rách tầng sinh môn tại tuyến xã:
A. tư vấn cho sản phụ về cách rặn đẻ
B. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
C. Cho sản phụ rặn đẻ khi đủ điều kiện
D. Không cắt tầng sinh môn trong trường hợp sanh con rạ

18*. Xử trí rách TSM theo phác đồ sau:
A. Dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ.
B. Khâu hồi phục + nghỉ ngơi.
C. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh.
D. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + nghỉ ngơi.
E. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ + nghỉ ngơi.
19*. Chảy máu trong thời kỳ bong rau là chảy máu từ:
A. Buồng tử cung.
B. Cổ tử cung.
C. Âm đạo.
D. Rối loạn đông máu.
E. Diện rau bám.
20*. Phương pháp xử lý đúng nhất băng huyết sau đẻ là:
A. Tăng co + xoa đáy tử cung.
B. Kiểm soát tử cung+ tăng co.
C. Dựa vào tính chất và nguyên nhân băng huyết để chọn biện pháp thích hợp.
D. Cắt tử cung + truyền máu.
E. Kiểm soát tổn thương đường sinh dục.
21*. Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán sót rau sau đẻ là:
A. Chảy nhiều máu đỏ và máu cục ở âm đạo.
B. Huyết áp tụt.
C. Tử cung có cầu an toàn.
D. Kiểm tra bánh rau thấy khuyết múi rau.
22*. Trong trư¬¬ờng hợp chảy máu sau đẻ can thiệp phải tiến hành tr¬¬ước nhất là:
A. Kiểm soát tử cung.
B. Kiểm tra phần mềm bằng van.
C. Mổ cắt tử cung bán phần.
23*. Sang chấn đ¬ường sinh dục không gồm trường hợp sau
A. Vỡ tử cung.
B. Khối huyết tụ âm đạo.
C. Đờ tử cung.
D. Rách cổ tử cung.
24*. Chẩn đoán mức độ mất máu không dựa vào
A. Quan sát tình trạng chảy máu ra âm đạo.
B. Xét nghiệm công thức máu.
C. Toàn trạng bệnh nhân.
D. Xét nghiệm máu chảy, máu đông.
25*. Nguyên nhân gây đờ tử cung do:
A. Chuyển dạ kéo dài.
B. Tử cung có sẹo mổ cũ.
C. Thai non tháng.
D. Ngôi bất thường.
26*. Triệu chứng nào sau đây không gặp trong đờ tử cung:
A. Tử cung nhão.
B. Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy.
C. Không thành lập cầu an toàn.
D. Máu chảy từ âm đạo đỏ sẫm lẫn cục.
27*. Nguyên nhân ít gặp gây rách tầng sinh môn và cổ tử cung:
A. Tầng sinh môn hẹp và rắn chắc.
B. Tầng sinh môn bị phù nề.
C. Ngôi thai bất thường.
D. Chuyển dạ ở người con rạ.
28***. Để chẩn đoán sớm chảy máu sau đẻ cần làm:
A. Theo dõi mạch 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
B. Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
C. Theo dõi huyết áp 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
D. Theo dõi số l¬¬ượng máu chảy ra ngoài trong vòng 2 tiếng.
29***. Điều không nên làm ngay trong dự phòng băng huyết sau đẻ
A. Đảm bảo tử cung sạch.
B. Kích thích cho tử cung co bóp.
C. Tiêm oxytocin.
D. Tiêm ergotamin ngay sau khi sổ thai.
30***. Một sản phụ bị xuất huyết hậu sản, nguyên nhân nào sau đây ít nghĩ đến nhất:
A. Sót nhau, màng nhau
B. Tử cung co hồi kém
C. Nội mạc tử cung mỏng
D. Tử cung bị viêm nhiễm

 

 


CHẢY MÁU BẤT THƯỜNG TỪ TỬ CUNG

1.Rong kinh:
A. Ra máu có chu kỳ
B. Kéo dài trên 7 ngày
C. Gồm có rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể
D. Rong kinh là triệu chứng không phải là bệnh
E. Tất cả các câu trên đều đúng
2.Rong huyết:
A. Là hiện tượng ra huyết từ đường sinh dục kéo dài trên 7 ngày
B. Có chu kỳ
C. Không có chu kỳ
D. A và B đúng
E. A và C đúng
3.Chảy máu bất thường từ tử cung có thể do:
A. Các thương tổn thực thể ở cơ quan sinh dục
B. Các biến chứng liên quan đến thai nghén
C. Bệnh lý toàn thân
D. Các yếu tố do thuốc
E. Tất cả các câu trên
4.Chảy máu bất thường ở tử cung không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục là:
A. Polype tử cung
B. Polype cổ tử cung
C. Viêm nội mạc tử cung sau đẻ
D. Các khối u nội tiết buồng trứng
E. Ung thư cổ tử cung
5.Các biến chứng liên quan với thai nghén gây chảy máu bất thường ở tử cung có thể do:
A. Sẩy thai
B. Thai ngoài tử cung
C. Sót nhau
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng
6.Chảy máu bất thường ở tử cung không phải do biến chứng của thai nghén:
A. Viêm nội mạc tử cung sau đẻ
B. Bệnh tế bào nuôi
C. Thai ngoài tử cung
D. Lạc nội mạc tử cung
E. Sót nhau
7.Biến chứng do thuốc gây chảy máu bất thường ở tử cung có thể do:

A. Điều trị Hormon thay thế
B. Tiêm Depo - Provera
C. Điều trị các thuốc chống đông máu
D. B và C đúng
E. A,B và C đều đúng
8.Gọi là thiểu kinh khi:

A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều, không đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
9.Gọi là cường kinh khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều , không đều, không đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
10.Gọi là rong huyết khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều, không đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
11.Ở tuổi dậy thì, thường có thể gặp:
A. Cường kinh.
B. Rong kinh.
C. Kinh không đều.
D. Rong huyết.
E. Tất cả đều có thể gặp.
12.Ở tuổi tiền mãn kinh, thường có thể gặp:
A. Cường kinh.
B. Rong kinh.
C. Kinh không đều.
D. Rong huyết.
E. ất cả đều có thể gặp.
13.Bệnh lý nào sau đây không phải là nguyên nhân của xuất huyết tử cung bất thường?
A. U xơ tử cung dưới niêm mạc.
B. Viêm nội mạc tử cung.
C. Tăng sinh nội mạc tử cung.
D. polyp cổ tử cung.
E. U buồng trứng chế tiết nội tiết tố.
.14Rong kinh cơ năng thông thường do nguyên nhân không phóng noãn
A. Đúng
B. Sai
15.Bé gái trong lần thấy kinh đầu tiên đã bị rong kinh, lượng kinh nhiều. Bước đầu tiên cần đặt vấn đề điều trị cầm máu để tránh mất máu
A. Đúng
B. Sai
16.Trong tất cả những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh đều phải nghi ngờ có nguyên nhân ác tính
A. Đúng
B. Sai
17.Các thương tổn thực thể ở cơ quan sinh dục gây chảy máu bất thường ở tử cung có thể do:
A. U xơ tử cung dưới niêm mạc
B. Lao sinh dục
C. Bệnh tế bào nuôi
D. A và B đúng
E. A và C đúng
18.Chảy máu bất thường ở tử cung do tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
A. U xơ tử cung
B. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
C. Dị dạng tử cung
D. Lao sinh dục
E. Tất cả các câu trên
19.Điều trị triệu chứng rong kinh, rong huyết tiền mãn kinh tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung vì những lợi ích sau:
A. Cầm máu nhanh
B. Giúp tử cung go hồi tốt
C. Làm giải phẫu bệnh để xác định tình trạng niêm mạc tử cung
D. A và C đúng
E. B và C đúng
20.Trước một xuất huyết âm đạo bất thường ở tuổi tiền mãn kinh, xét nghiệm phải làm là:
A. Định lượng FSH, LH.
B. Định lượng estradiol.
C. Nạo sinh thiết từng phần.
D. Định lượng Progesterone.
E. Tất cả đều cần thiết.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 11/05/2011
Các thông tin khác

Số lượt truy cập
11.217.797
238 người đang xem