Dạy con từ thuở còn thơ. Vấn đề là: Ai dạy? (Ba hút thuốc, ai la? Má chơi game, ai nói?).
The approach might be somewhat rigid or oversimplified. Each child develops at their own pace, and some of the skills mentioned may not be universally applicable or achievable by a strict age limit. Moreover, while emphasizing parental responsibility is crucial, it could overlook the broader support system, including teachers, community, and social environments, all of which play a role in a child’s development.
7 việc quan trọng trẻ cần đạt trước 10 tuổi.
Khoảng 4-9 tuổi, trẻ cần học đi xe đạp hai bánh có kích thước phù hợp để học cách giữ thăng bằng, tăng sự tự tin và kiên trì.
Đối với cha mẹ, đặt ra yêu cầu phát triển ứng với các độ tuổi của trẻ không hề đơn giản. Tuy nhiên, tiến sĩ Robin Goldstein, tác giả nhiều cuốn sách nuôi dạy con cái ở Mỹ, chia sẻ một số việc quan trọng trẻ cần đạt trước 10 tuổi.
Nghe điện thoại
Ở tuổi 5-6, nhiều đứa trẻ sẽ nhanh chóng nghe điện thoại của bố mẹ nếu chuông reo và người lớn chưa có mặt kịp. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng trả lời và đối đáp với người gọi điện, không cảm thấy sợ hãi. Do đó, bạn nên tập cho trẻ nghe điện thoại, giải thích "bố mẹ cháu đang bận" và cách gọi điện cho một số người đáng tin cậy nếu gặp sự cố.
Đến 7 tuổi, trẻ có thể trả lời bất kỳ cuộc điện thoại nào và trở nên bạo dạn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn chưa thể giúp bạn nhận điện thoại khi có việc bận, bạn nên dặn trẻ không được nghe điện thoại của bố mẹ hoặc nói người nghe gọi lại sau.
Làm việc nhà
Khi 2 tuổi, trẻ có thể xếp gọn đồ vào thùng sau khi chơi. Nếu tập làm việc nhà từ sớm, trẻ sẽ bắt đầu coi đây là thói quen và việc cần làm. Đến 7-8 tuổi, trẻ có thể đảm đương nhiều công việc như lau gương nhà tắm, gấp chăn gối, mang bát, đũa ra bồn rửa... Trẻ ở độ tuổi này muốn được trao quyền và trách nhiệm, do đó bạn có thể để trẻ phụ trách một số công việc nhất định.
Bạn không cần quá lo lắng việc "trẻ còn nhỏ liệu có thể làm được không?" bởi mỗi độ tuổi lại có những việc làm phù hợp. Nếu quá bao bọc và không yêu cầu làm việc nhà, trẻ sẽ không thể hiểu sự vất vả, trách nhiệm cũng như không có thêm một số kỹ năng cần thiết.
Tự đánh răng
Ruby Gelman, nha sĩ nhi khoa ở thành phố New York, Mỹ, gợi ý một cách kiểm tra xem con bạn có thể tự đánh răng hay chưa. "Khi trẻ có thể ngậm một ngụm nước, súc miệng sau đó nhổ vào bồn rửa thay vì nuốt, bạn có thể yên tâm để trẻ đánh răng một mình. Việc này có thể bắt đầu khi trẻ 4-5 tuổi", Ruby nói.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên để trẻ tự đánh răng một lần một ngày. Chẳng hạn, nếu trẻ tự làm vào buổi sáng, bạn nên giúp trẻ vào buổi tối để vệ sinh rặng miệng sạch sẽ, tránh sâu răng. Để giúp trẻ làm tốt hơn, bạn nên đánh răng cùng trẻ và quy định khoảng thời gian phù hợp.
Đi xe đạp
Hoạt động này đòi hỏi trẻ rất nhiều kỹ năng và phẩm chất: Giữ thăng bằng, tự tin và kiên trì. Khi có ba yếu tố này và nằm trong độ tuổi 4-9, trẻ đã sẵn sàng để đi xe đạp hai bánh. Kích thước của xe sẽ phụ thuộc vào thể chất và dáng người của trẻ, nhưng việc đi hai bánh hoàn toàn có thể.
Để bắt đầu, bạn nên tháo bàn đạp, hạ yên xe đến mức thấp nhất để chân trẻ có thể chạm đất. Sau đó, bạn yêu cầu trẻ dùng sức chân đẩy xe tiến về phía trước để tập giữ thăng bằng. Khi đã thành thạo, bạn lắp bàn đạp trở lại, giữ đằng sau để trẻ tập đạp đến khi có thể buông tay.
Uống nước từ cốc
Khi trẻ 1 tuổi, bạn không nên để trẻ tiếp tục dùng bình đựng có núm ti giả. Bác sĩ nhi khoa Marc Lewin ở Bắc Carolina, Mỹ, cho biết đa số bố mẹ vẫn để trẻ sử dụng loại bình này để nước uống không bị đổ ra ngoài và trẻ có thể tự cầm.
Tuy nhiên, việc nhấm nháp nước trái cây, sữa cả ngày vừa khiến đồ uống mất chất và trẻ bị nhiễm đường không cần thiết, tăng nguy cơ sâu răng. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ thử uống nước từ cốc nhựa, có kích thước nhỏ trong bữa ăn hoặc sau mỗi buổi vui chơi, để trẻ uống hết rồi chuyển sang làm việc khác chứ không nên kéo dài cả ngày.
Ngủ riêng
Việc ngủ riêng có thể bắt đầu khi trẻ lên 6 tuổi, nhiều trẻ sớm hơn, chỉ khoảng 4-5 tuổi nhưng hầu hết không vượt qua tuổi thứ 8. Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ngủ riêng là không sợ bóng tối, ngủ ngoan và thoải mái chia sẻ với bố mẹ những gì mình cần.
Bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý bằng cách tự trả lời một số câu hỏi như: "Mình có thực sự thoải mái nếu nửa đêm bị trẻ đánh thức hay không", "Thời gian đầu có đủ kiên nhẫn động viên, đọc truyện đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ hay không?"...
Chơi một loại nhạc cụ
Các chuyên gia cho biết, chơi nhạc cụ sẽ giúp trẻ thư giãn, rèn khả năng tập trung và phát triển các chỉ số cảm xúc. Việc này cũng hỗ trợ trẻ học chữ nhanh hơn vì ngôn ngữ và âm nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Khi trẻ 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ học piano hoặc violin bởi khi còn nhỏ, tay dễ uốn nắn và phản xạ theo những phím đàn. Ngoài ra, những loại nhạc cụ này không khiến tay trẻ bị đau như guitar. Đến khoảng 10 tuổi, trẻ có thể chơi những loại nhạc cụ phức tạp hơn như cello, kèn trumpet.
Ngoài những việc kể trên, các chuyên gia còn liệt kê một số việc trẻ cũng cần học khác như lau rửa, tự mặc quần áo, rót nước (4 tuổi), tự tắm bằng vòi sen, thắt dây giày (5 tuổi), dùng một số dụng cụ cắt dán với sự giám sát của người lớn (6-7 tuổi)...
Quốc âm của tiếng Việt (30/10/2024) Clash of kindness and indifference (21/08/2024) Dấu chấm câu (18/06/2024) Toxic modesty-Khiêm tốn độc hại. (08/05/2024) Ai dạy trẻ nói dối? [1] (28/09/2013) Ai là quỷ và ai bán linh hồn cho quỷ (21/09/2013) To Mr. Phạm Xuân Nguyên (16/09/2013) những tỉ phú thế giới không có bằng đại học (08/09/2013) HN QUẢN LÝ HÀNH CHÁNH 2013 (06/08/2013) Giáo dục: Đổi mới hay là chết! (02/08/2013)